Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân
Đề bài: Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân trong sách văn học lớp 12.
Bài làm
Nguyễn Tuân được biết đến như một trong những nhà văn thành công của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Tác phẩm của ông hầu hết đều có chiều sâu về sự khám phá và chiêm nghiệm sâu sắc. Người lái đò sông Đà rút ra từ tập tùy bút Sông Đà được hoàn thành năm 1960. Đây chính là trái ngọt của một chuyến thực tế rong ruổi khắp miền Tây Bắc để tìm kiếm thư vàng mười trong thiên nhiên và con người của tác giả. Có thể nói ngoài hình tượng sông Đà hung dữ, trữ tình thì tác giả còn làm nổi bật hình ảnh người lái đò dũng cảm tài hoa đạp lên từng lớp sóng cuộn.
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn ưa “xê dịch” chất ngông của ông thấm nhuần vào trong từng câu chữ từng hơi thở mang đến cho độc giả một cảm nhận vô cùng mới mẻ. Thứ “vàng mười” đó như được chắt lọc một cách tỉ mỉ qua ngòi bút qua lăng kính của nhà thơ. Sông Đà mang một vẻ đẹp trìu mến trữ tình nên thơ. Hình tượng người lái đò sông Đà hiện lên qua ngòi bút của Nguyễn Tuân vốn không có tên gọi cụ thể, đó chỉ là một con người với cái tên gắn liền với nghề nghiệp “Ông lái đò Lai Châu”. Tác giả như cố tình không chỉ mặt đặt tên cho bất cứ ai mà ông muốn chỉ chung, muốn đại diện cho vẻ đẹp của những người lái đò cần mẫn trên sông nước.
Đó là một người lái đò tầm 70 tuổi một người đã dành gần như hết cuộc đời mình để lái đồ trên sông Đà. Bây giờ ông đã thôi nghề khoảng mười năm. Trên sông đã xuôi ngược cả trăm lần giữ tàu lái chính khoảng 60 lần.... Chỉ với vài câu văn ngắn gọn hàm xúc độc giả phần nào đã tưởng tượng lên dáng vẻ của ông một người rắn rỏi và rất kinh nghiệm.
Nguyễn Tuân bắt đầu đi vào miêu tả ngoại hình của người lái đò bằng những câu văn ngắn gọn xúc tích : “ Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh ra như kẹp lấy cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào nhỡn giới cao vòi vọi”. Chỉ bằng ngần ấy câu chữ thôi người ta đã bắt đầu tưởng tượng về một người đàn ông với vóc dáng vạm vỡ, khỏe mạnh rắn rỏi được tôi luyện bởi chính môi trường lao động mà thành. Không chỉ có vóc dáng khỏe khoắn mà ngay cả trí tuệ ông cũng thể hiện là một người vô cùng minh mẫn tài trí. NGười đã chiến thắng được cả Sông Đà, lão luyện trong nghề nghiệp của mình. Qua đó NGuyễn Tuân bày tỏ lòng khâm phục của mình với người lái đồ bằng cách dùng biện pháp so sánh “ Sông Đà đối với ông lái đò như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc cả dấu câu chấm than và cả đoạn xuống dòng”
Để thuyết phục hơn đối với người đọc Nguyễn Tuân đã miêu tả lòng dũng cảm của ông lái đò khi dũng cảm vượt qua cả ba thạch trận. Vòng một sông Đà như một kẻ thù nham hiểm xảo quyệt không chỉ có sóng gió mênh mông hút nước mà nó còn bày binh bố trận “bọt tung trắng xóa cả một chân trời đá”, đá mai phục ngàn năm bày binh bố trận như binh pháp tôn tử. Vòng vây này gồm có 5 cửa trận bốn cửa tử một cửa sinh chia thành ba tuyến tiền vệ, trung vệ và hậu vệ. Đá oai phong lẫm liệt tiến lùi thách thức còn sóng nước như quân liều mạng. Thế nhưng mặc cho sóng cho đá có mạnh thế nào nó cũng không thể đầy lùi mái chèo của người đàn ông kiên cường này. Ông cố nén vết thương kẹp chặt cuống lái kiên cường vượt qua cơn võ chiến.
Đến vòng hai sông Đà lại càng trở nên hiểm ác với nhiều cửa tử và chỉ có duy nhất một cửa sinh nằm ở phía tả ngạn. dòng thác hùm beo hồng hộc thế mạnh. Bọn thủy quân cửa ải xô ra níu thuyền vào cửa tử, ông lái đò cùng chiếc thuyền như cưỡi trên lưng hổ, ông nắm chắc bờm sóng ghì cương lái miết vào cửa sinh. Dòng sông trở nên như con thú hoang lồng lên đòi ăn hết con thuyền. Nhưng ông già dằn mặt từng đứa nắm chắc quy luật của thần đá không hề nao núng tỉnh táo và sáng tạo thay đổi chiến thuật để chiến thắng sông Đà một cách ngoạn mục.
Dường như những màn thua ở 2 trận trước càng khiến sông Đà trở nên điên cuồng và dữ tợn hơn bao giờ hết. Vòng thứ ba ít cửa ra vào bên phải bên trái đều là cửa tử luồng sống ở giữa ngay cạnh voi đá vọng về xong ông lái đò vẫn bình tình dũng cảm đưa con thuyền vượt qua một cách an toàn.
Không chỉ hiện lên là một con người với khí phách kiên cường rắn rỏi mà ông lái đò cón là một người có tố chất nghệ sĩ. Sau khi đã chinh chiến hết dòng sông Đà ông lại đốt lửa nướng ống cơm lam bàn chuyện cá anh vũ cá rồng xanh như không có gì xảy ra. Tất cả khó khăn nguy hiểm dường như không còn là vấn đề với người đàn ông này nó trở nên vô cùng quen thuộc và bình thường.
Cái giỏi của Nguyễn Tuân không chỉ khắc họa được vẻ đẹp hung bạo mà trữ tình của sông Đà mà ngược lại nó như một đòn bẩy để thể hiện sức mạnh sự tài trí thao lược của con người. Thiên nhiên dù có hiểm trở đến đâu cũng không thể nào thắng được con người. Sông càng nguy hiểm thì con người càng giỏi giang và tài ba. Có thể nói bằng câu văn sắc bén, nghệ thuật so sánh miêu tả kết hợp cùng xây dựng tình huống đã làm nổi bật vẻ đẹp của người lái đò trở thành một sức hút mãnh liệt cho tác phẩm.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
- Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống
- Phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con Sông Đà
- Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người
- Trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về ý kiến của A-mo-ni-mus: “ Con đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó”.
- Hoàn cảnh sáng tác Vợ chồng A Phủ
- Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn
- Hồi ức về mẹ bao giờ cung tươi mát và sinh động. Ta càng xa tuổi thơ thì hồi ức đó càng rõ rệt, dễ hiểu và thân thiết (N.V.Segunốp)
- Đề 2: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Ý kiến trên của M. Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
- Nghị luận xã hội 200 chữ về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
- Dàn ý cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn 3
- Bác hồ khuyên: Có tài mà không có đức là người vô dụng , có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó