Văn mẫu 12: Tổng hợp những bài viết số 6 hay nhất (3 đề)
Tech12h.com xin giới thiệu đến bạn đọc những bài văn mẫu về bài viết số 6 ngữ văn 12. Theo đó, bài viết số 6 gồm có 3 đề, mỗi đề KhoaHoc gửi đến bạn đọc một số bài văn mẫu hay nhất và mới nhất để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có được những bài văn hay nhất cho riêng mình.
Nội dung bài gồm:
- Đề 1: Trong truyện Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc...
- Đề 2: Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò sông Đà...
- Đề 3: Về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích
Đề 1: Trong truyện Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc...
Bài làm
Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Dù là người con miền Bắc nhưng ông đã sống gần gũi và gắn bó với con người miền Nam. Do đó, những sáng tác của ông đều phản ánh khá chân thật và sinh động cuộc sống và tính cách của con người miền Nam - những con người hồn hậu, chân chất trong cuộc sống đời thường nhưng có lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc sâu sắc, luôn giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh cho đất nước. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nói về vẻ đẹp của con người miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ là truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Trong truyện ngắn ông đã nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại đổ về một biển, mà biển thì rộng lắm. [...] rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta''.
Câu chuyện được kể lại qua dòng hồi ức chập chờn đứt nối của nhân vật chính-Việt, trong cuộc chiến ác liệt tại một cánh rừng cao su, anh bị thương nặng và lạc cả đồng đội, rất chân thật xúc động, anh ngất lịm đi rồi lại tỉnh được sống với gia những kỷ niệm đáng nhớ khoảng thời gian còn bên gia đình (ông nội, ba má, chú Năm, chị Chiến…) cùng những niềm vui thời thơ ấu khiến anh quên đi cái đau, dường như tiếp thêm sức mạnh cho anh vượt qua cái chết. Câu chuyện gia đình của Việt cũng dài như một dòng sông, là một gia đình cách mạng điển hình hiếm gặp nơi miền Nam trong những ngày kháng chiến oanh liệt của dân tộc nói chung và chống Mĩ-Ngụy nói riêng. Mỗi thế hệ trong gia đình ấy như là một khúc sông nhỏ góp vào dòng sông truyền thống ấy làm nó như dài vô tận. Ở họ không chỉ là sự tiếp nối huyết thống đơn thuần mà như được ngấm máu cách mạng để tiếp nối truyền thống và“dường như họ sinh ra để đánh giặc”.Chiến tranh dữ dội và tàn khốc quá, bao nhiêu những con người ưu tú đã hy sinh, ngã xuống để bảo vệ cho nền hòa bình của dân tộc, gia đình Việt cũng không ngoại lệ.
Những lớp người đi trước là khúc sông trước của dòng sông truyền thống đó là ông bà, ba má và chú Năm của Việt. Họ đã tạo dựng con sông truyền thống để rồi Chiến và Việt tiếp nối và đi xa hơn nữa. Ông nội của Việt bị chánh tổng bắn chết, bà nội Việt bị lính huyện đánh đập, ba Việt đi bộ đội tầm vông thì bị chúng chặt đầu, còn má Việt - má Việt cũng là hình ảnh khúc sông truyền thống gia đình. Đây là hình ảnh một người mẹ không hề yếu đuối mà thật chắc khỏe về thể xác lẫn tinh thần. Hình như người mẹ ấy sinh ra để chống chọi với bao sóng gió của cuộc đời và trong chiến đấu. Nguyễn Thi đã miêu tả những nét tính cách ấy của người mẹ khá cụ thể: “Má bơi xuồng thiệt khỏe, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách mướt để lộ cái gáy đo đỏ và đôi vai lực lưỡng. Chiều về, xuồng còn giữa sông, má đã gọi: “Việt à, ra phụ má nghe con!”, xuồng cập bến, mặt má vẫn đỏ rực, cái nón rách đã ngả ra làm quạt, lưng áo bà ba đẫm mồ hôi đã đen lụi không còn thấy bạc nữa”.Ở má Việt, tình yêu chồng, lòng thương con, sự căm thù, lòng dũng cảm, ý thức đấu tranh như hòa quyện vào nhau...
=> Xem đầy đủ các bài văn mẫu hay nhất bài viết số 5 đề 1
Đề 2: Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò sông Đà...
Bài làm
Hầu như ở khắp các tỉnh thành trên đất nước ta đều có những dòng sông thơ mộng chảy qua. Dòng sông lớn lên cùng với tuổi thơ của những đứa trẻ. Dưới ngòi bút của các tác giả Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, hình ảnh thơ mộng, trữ tình của dòng sông Việt Nam được tái hiện lại một cách rất rõ nét thông qua hai tác phẩm là Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Dòng sông trong mỗi tác phẩm đều được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Vẻ đẹp của chúng cũng được thể hiện theo những cách riêng của mỗi tác giả. Tuy nhiên, cái chung mà hai tác giả này mang đến cho người đọc đó là đều miêu tả vẻ đẹp của dòng sông. Đó là dòng sông thơ mộng, là dòng sông của tuổi thơ, của tuổi trẻ, là nơi tưới mát tâm hồn của mỗi con người.
Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của mình đã phát hiện ra vẻ đẹp đẹp của dòng sông ở nhiều chiều khác nhau. Có những khi dòng sông, hiền hòa, thơ mộng giống như một người thiếu nữ. Dòng sông mang vẻ đẹp dịu dàng và duyên dáng. Nhưng cũng có những khi dòng sông trở mang một vẻ đẹp mãnh liệt, man dại và phóng khoáng giống như một “bản trường ca của rừng già”. Dòng sông ấy khi thì tĩnh lặng, khi lại vui tươi. Có thể thấy dòng sông có sự biến chuyển từ thời điểm này sang thời điểm khác. Buổi sớm nước biển có màu xanh, buổi trưa có màu vàng và đến chiều lại có màu tím. Nói đến sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví đó như “người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô”. Ai đã từng đến Huế một lần sẽ cảm nhận rõ nhất lời ví von ấy. Bởi nhắc đến Huế là người ta nhắc đến sông Hương. Con sông uốn lượn quanh thành phố mang đến cho cố đô một sức hấp dẫn lạ kì. Những câu văn được viết lên với giọng điệu nhẹ nhàng khiến cho vẻ đẹp của dòng sông hiện lên không chỉ bởi ngôn từ mà còn bởi trái tim của con người.
Biện pháp nghệ thuật mà Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng cho tác phẩm của mình là nhân hóa, ẩn dụ, tu từ, so sánh,… Qua cách mà ông thể hiện, sông Hương hiện lên với vẻ đẹp cổ kính. Nó là minh chứng cho lịch sử của nước ta, là minh chứng cho những năm tháng đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc...
=> Xem đầy đủ các bài văn mẫu hay nhất bài viết số 5 đề 2
Đề 3: Về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích
Bài làm
Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ra đời đã gây tiếng vang lớn trên văn đàn Việt Nam thời bấy giờ. Nó là một dẫn chứng hùng hồn chứng minh cho thắng lợi của quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh của các nhà văn tiến bộ. Truyện ngắn xuất sắc này đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu trong đội ngũ các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945.
Qua nhiều truyện ngắn của mình, Nam Cao đã tố cáo trước dư luận tình trạng thống khổ của nông dân dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến. Họ là nạn nhân của bọn cường hào áp bức và tham nhũng. Bạo lực đen tối, sưu cao thuế nặng cùng nhiều hủ tục khác ở nông thôn đã dồn đẩy họ vào bước đường cùng, thậm chí tước đoạt quyền sống, quyền làm người của họ. Hình tượng có giá trị tố cáo xã hội sâu sắc là nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên – một nông dân lương thiện bị bần cùng hoá, lưu manh hóa. Chính vì có ý nghĩa hiện thực to lớn và giá trị nghệ thuật xuất sắc nên truyện ngắn này được đánh giá là một kiệt tác trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã khắc hoạ thật sinh động và tài tình chân dung có một không hai của gã Chí Phèo say rượu: Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra !”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết....
=> Xem đầy đủ các bài văn mẫu hay nhất bài viết số 5 đề 3
Xem thêm bài viết khác
- Tóm tắt Người lái đò sông Đà (5 mẫu) Người lái đò sông Đà - Văn mẫu 12
- Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ, từ đó nhận xét tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân Đề minh họa 2022 môn Ngữ Văn
- Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân
- Trình bày nhận thức và trách nhiệm của bản thân về hiện tượng ô nhiễm môi trường và việc bảo vệ môi trường hiện nay
- Đề 1: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương… có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ...
- Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình
- Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất
- Tổng hợp những bài viết số 2 ngữ văn 12 hay nhất với đầy đủ các đề (3 đề)
- Có ý kiến cho rằng: Con người từng ngày thay đổi công nghệ nhưng chính công nghệ cũng đang thay đổi cuộc sống con người. Viết bài văn nghị luận bàn về ý kiến trên
- Suy nghĩ của bạn về lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”
- Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề sau: Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay
- Nghị luận văn học dạng bài phân tích tình huống truyện