“Vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay”. Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên
Đề bài: “Vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay”. Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên
Bài làm văn mẫu
Trong xã hội ngày nay, bằng cấp có vai trò vô cùng quan trọng nếu bạn muốn có được một công việc tốt, thu nhập ổn định. Nhiều bậc cha mẹ ra sức đốc thúc con cái mình học tập để có thể vào được một trường đại học tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng “vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay”. Theo bạn thì bạn thấy có đúng không?
Xã hội ngày càng phát triển, cứ mỗi phút trôi qua có cả trăm công trình nghiên cứu ra đời và để làm chủ công nghệ, làm chủ cuộc sống của mình không còn cách nào khác là con người phải học. Mà đại học theo nhiều người thì đó là con đường duy nhất để tiến thân. Đại học ở đây đó là cấp đào tạo sau bậc trung học phổ thông, chuyên về nghiên cứu chuyên sâu, hoặc đào tạo nghề. Sinh viên sau khi đào tạo qua cấp bậc này sẽ được cấp chứng chỉ hoặc bằng cấp chứng nhận.
Thực tế, mong muốn vào đại học chính là ước mơ của rất nhiều bậc cha mẹ cũng như các bạn học sinh. Bởi lẽ quan niệm truyền thống của nước ta, bố mẹ quanh năm vất vả cũng chỉ mong muốn con có được cái chữ “ấm bụng”. Vì thế dù có bất cứ giá nào vẫn mong con cái được học hành nên người, thoát khỏi đói nghèo. Quan điểm này không sai thậm chí còn rất đúng với xã hội hiện tại. Khi mà từ nhà ra phố đâu đâu cũng thấy gia đình có các con học đại học. Nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng treo thưởng “khủng” chỉ cần con bước được vào cánh cửa đại học. Các công ty lớn cũng trả lương cho người có bằng cấp cao hơn hẳn với lao động phổ thông. Điều đó phần nào cho thấy đại học thực sự là có giá trị đối với cuộc sống. Thay vì phải mất vài chục năm loay hoay tìm cho mình một con đường thì họ chỉ cần có 4-5 năm để hiện thực hóa giấc mơ của chính mình. Đại học cũng là môi trường để con người trải nghiệm và thực hành tốt nhất trước khi bước vào đời. Nói cách khác nó chính là một nền tảng vững chắc để ta tiếp thu khoa học. Thế nhưng liệu đó có phải là con đường duy nhất hay không?
Quan niệm đại học là con đường để người ta tiến tới thành công nhanh nhất là có nhưng nó không phải là duy nhất. Tại sao lại thế? Trong một xã hội phát triển như hiện tại tuy tri thức có đóng góp vô cùng quan trọng song nó càng cần hơn những người có kinh nghiệm thực tiễn và có ý chí phấn đấu. Một phép so sánh đơn giản thế này. Có một công ty nọ trong quá trình tuyển dụng, các nhà phỏng vấn đã loại đi hồ sơ của những ứng cử viên có bằng cấp đại học mà lựa chọn một ứng cử viên chỉ có bằng phổ thông. Rất nhiều người thắc mắc vì sao lại thế thì ông giám đốc trả lời : “Chúng tôi cần những người có kinh nghiệm thực tế hơn là kiến thức sách vở”. Điều đó không có nghĩa là họ coi thường bằng cấp mà chỉ đơn giản họ cần những ngượ có thể bắt tay vào làm việc ngay thay vì phải mất tiền bạc công sức để đào tạo ứng viên.
Trong cuộc sống hàng ngày, cũng có rất nhiều tấm gương những người không có bằng cấp đại học chính quy nhưng vẫn vươn lên để gặt hái cho mình nhiều thành công vang dội. Thay vì bỏ công sức tiền bạc 4-5 năm học đại học họ lựa chọn cho mình con đường lập nghiệp bươn chải rất sớm. Và sau ngần ấy năm khi bạn bè ra trường kiếm việc họ đã có cho mình một vốn tích lũy kha khá về tài chính và kinh nghiệm. Hoặc những tấm gương tỷ phú trên thế giới cũng có rất nhiều người không có bằng đại học. Có thể kể đến như Mark – Zuckerberg nhà sáng lập mạng xã hội Facebook lớn nhất toàn cầu, anh đã từ bỏ đại học Havard để đi theo con đường riêng của mình. Để rồi giờ đây đạt được một vị trí mà ai cũng hằng ao ước. Hay tỉ phú nhà sáng lập tập đoàn Microsofl tập đoàn máy tính lớn nhất thế giới – Bill Gates, người đàn ông này dừng quá trình học tại đại học Havard để theo đuổi đam mê của mình và giờ đây trong tay ông nắm giữ gần 100 tỷ đô la Mỹ. Điều đó cho thấy rằng đại học không phải là con đường duy nhất để con người vươn tới ước mơ. Có chăng nó chính là con đường ngắn nhất mà thôi.
Một người học đại học có thể có bằng xuất sắc nhưng không có ý chí cũng khó mà thành tài được. Ngược lại một con người có kinh nghiệm, hiểu biết nhưng không có bằng cấp cũng không thể tiến xa được. Trong xã hội ngày nay rất cần những người vừa được đào tạo bài bản qua trường lớp vừa có trải nghiệm cuộc sống. Bởi hai yếu tố đó cộng hưởng lại sẽ ra chiếc chìa khóa của thành công.
Con người sinh ra không ai không có cho mình một ước mơ dù là nhỏ bé hay to lớn. Bạn có thể vào đại học cũng tốt nhưng không có điều kiện để theo đuổi nó cũng không sao. Song điều quan trọng là chúng ta phải nỗ lực phấn đấu, học hỏi và trau dồi kiến thức để hoàn thiện mình. Bởi nó mới là nền tảng đưa bạn đến với thành công nhanh nhất.
Xem thêm bài viết khác
- Bài văn mẫu nghị luận về tệ nạn ma túy lớp 12
- Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề sau: Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay
- 26 mẫu mở bài Vợ nhặt hay nhất Phân tích tác phẩm Vợ nhặt
- Điện thoại là một phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với con người hiện nay. Thế nhưng một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. Trình hãy suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trên
- Suy nghĩ của anh/chị về lối sống tự lập của thanh niên trong xã hội hiện nay
- Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ để góp phần giảm tai nạn giao thông
- Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
- Dàn ý phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt (4 mẫu) Phân tích Hồn Trương Ba da hàng thịt - Văn mẫn 12
- Nghị luận văn học dạng phân tích giá trị hiên thực của tác phẩm
- Văn mẫu 12 bài viết số 3 đề 2a: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
- Tổng hợp những bài viết số 3 ngữ văn 12 hay nhất với đầy đủ các đề (8 đề)
- Bài văn mẫu: Tình yêu biển đảo quê hương