Đề 3: Hãy phát biểu ý kiến của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”

  • 1 Đánh giá

Đề 3: Hãy phát biểu ý kiến của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Sau đây, KhoaHoc gửi đến cho bạn đọc những bài văn mẫu hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo.


Nội dung bài gồm:

Back to top

Dàn ý chung

1. Mở bài:

  • Con người ai cũng trải qua việc học, nhưng không phải ai cũng có ý thức xác định mục đích đúng đắn của việc học.
  • Mỗi thời đại, con người có mục đích học tập không giống nhau. Tổ chức UNESCO đã đề xướng... nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu.

2. Thân bài:

a. Giải thích và làm rõ từng nội dung trong đề xướng của UNESCO:

  • Học để biết:
    • Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống "trường đời".
    • "Học để biết" tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người...
    • Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc...
    • Con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân, "biết người", "biết mình",...
  • Học để làm:
    • "Học để làm" là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống.
    • Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống
    • Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.
  • Học để chung sống:
    • "Chung sống" là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử... để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người...
    • "Con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội". Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó.
  • Học để tự khẳng định mình:
    • "Tự khẳng định mình" là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình
    • Mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất...

b. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

  • Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, đầy đủ, toàn diện.
  • Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo con người trong thời đại ngày nay.
  • Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống,...
  • Mục đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học
  • Mục đích học tập này giúp người học:
    • Xác định rõ mục đích, động cơ và thái độ học tập.
    • Ra sức học tập và rèn luyện, trang bị kiến thức về mọi mặt để có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng hội nhập quốc tế.
    • Học phải đi đôi với hành để khẳng định mình. Sống có ích cho cuộc đời và cho gia đình, xã hội.

3. Kết bài:

  • Khẳng định vai trò của học tập: học để không bị ngu dốt, nghèo nàn và lạc hậu. Học để khẳng định sự thành đạt của cá nhân và sự tiến bộ của nhân loại.
  • Liên hệ bản thân: Đã xác định được mục đích đúng đắn cho việc học của mình chưa? Cần phải làm gì để đạt được mục tiêu ấy?

Back to top

Bài mẫu 1: Hãy phát biểu ý kiến của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”

Bài làm

Nước ta là nước ngàn năm văn hiến, luôn luôn đề cao vai trò của việc học. Song mỗi người lại có những phương pháp, mục đích học tập khác nhau. Nói về cách xác định đúng đắn mục đích của việc học, UNESCO đã từng đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Lời nhận định trên của UNESCO đã một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn đối với mỗi cá nhân.

Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức về khoa học kĩ thuật, văn hóa xã hội và nhất là học để con người học cách chung sống cùng cộng đồng. Quá trình học của con người diễn ra một cách liên tục, người ta học ở mọi lúc và mọi nơi. Như nhà cách mạng vĩ đại nước Nga đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi" (Lê-nin). "Học để biết" là quá trình con người tiếp nhận tri thức để mở mang hiểu biết cá nhân. "Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" là cách con người ta áp dụng những lí thuyết vào trong thực tế lao động và sản xuất, học cách đối nhân, xử thế trong cuộc sống thường nhật. Và từ việc học để biết, học để làm, học để chung sống sẽ tạo cho mỗi cá nhân một vị thế, một chỗ đứng riêng trong xã hội để tự khẳng định mình.

UNESCO đã khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn của mỗi cá nhân. Chỉ khi có được mục tiêu học tập đúng đắn con người mới xác định rõ phương pháp học tập để mang lại kết quả tốt nhất. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ thanh, thiếu niên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn thế nữa điều này còn phù hợp với đất nước ta khi đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục đích đầu tiên của việc học mà UNESCO đề cập tới là "học để biết". Mục tiêu này được đặt lên hàng đầu là bởi: Kho tàng trí tuệ của nhân loại là vô tận mà con người chỉ như một hạt cát giữa sa mạc hay một giọt nước giữa đại dương mênh mông. Con người phải không ngừng học tập để tiếp nhận và bắt kịp với những tri thức đang ngày càng mở rộng của nhân loại. Học mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Học đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất. Học đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tới ngày mai, và để hiểu sâu sắc hơn về thực tại. Quan trọng hơn cả việc học để biết sẽ tạo nền tảng cho việc thực hiện và áp dụng vào công việc sau này. Vậy nên con người phải không ngừng lĩnh hội những tri thức của nhân loại để làm giàu thêm hiểu biết cá nhân.

Chỉ khi con người đã lĩnh hội tri thức và vận dụng nó một cách thuần thục vào đời sống thì việc học tập đó mới thực sự là có ý nghĩa: "học để làm". Thực hành bằng chính sức lực của mình sẽ giúp con người kiểm tra được mức độ hiểu biết của bản thân. Không phải bất kì ai học giỏi là sẽ làm tốt. Khi các đề án, dự thảo của những giáo sư, tiến sĩ không được áp dụng vào thực tế thì đó chỉ là những lí thuyết suông. Những thứ ấy trở nên vô giá trị khi chỉ được lưu giữ trong bảo tàng, trong thư viện như một kỉ niệm lịch sử. Bởi việc học và hành phải đi liền với nhau mới mang lại kết quả cao. "Học để biết" sẽ giúp cho "học để làm" được thuần thục và tránh được những sai sót không đáng có trong việc áp dụng lí thuyết vào thực tế.

Mặc dù không được học tập một cách bài bản như những giáo sư hay tiến sĩ, song những người nông dân lại biết vận dụng một cách sáng tạo những gì họ chứng kiến và họ hiểu rõ mục đích , cái mà họ thực sự cần trong đời sống sản xuất. Họ học trên chính ruộng đồng, trên những luống cày, họ học bằng chính mồ hôi và nước mắt. Họ đúc rút từ quá trình lao động và tự đi tìm kiếm những giải pháp giúp cho cuộc sống đỡ vất vả, khó khăn, để sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả cao mà lại ít tốn công sức hơn. Nhà khoa học Lương Định Của đã tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt cho những người nông dân. Không những vậy ông còn là người biết áp dụng những gì đã nghiên cứu vào đời sống thực tại. Trong một lần đi trên đường, ông nhìn thấy bà con cấy dưới ruộng ông đã khuyên mọi người cấy ngửa tay cho nhanh và cây lúa sẽ nhanh bén rễ. Mọi người tưởng rằng đó chỉ là những lí thuyết suông nên đã mời ông xuống cấy thi. Nhà khoa học nhận lời, bước xuống ô tô rồi ông xuống ruộng và cấy. Ông cấy thi với một chị cấy nhanh nhất ở đó. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ông đã bỏ xa chị kia, ông không chỉ cấy rất nhanh mà còn rất thẳng. Từ đó bà con đều khâm phục ông bởi ông không chỉ là nhà khoa học giỏi mà hơn thế nữa ông còn biết áp dụng những điều đó vào trong thực tế một cách thành thạo. Ông thực sự đã trở thành tấm gương cho việc "học để làm" để người khác học tập.

Khi đã học để biết và áp dụng được những điều đó vào trong thực tế cũng là lúc con người phải học cách chung sống với cộng đồng. "Học để chung sống" là cách con người điều hòa các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày và điều đó chỉ thực hiện được khi mỗi cá nhân biết lắng nghe và thấu hiểu cùng mọi người. "Học để chung sống" thực sự thành công khi bạn có khả năng làm cho người khác hiểu, tôn trọng mình. Chắc hẳn bạn đọc vẫn chưa quên hình ảnh của nhân vật Giăng Van-giăng trong tiểu thuyết "Những người cùng khổ" với câu nói nổi tiếng: "Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau". Chính tình yêu thương, sự hi sinh cao cả của Giăng Van-giăng dành cho Cô-dét và Ma-ri-úyt đã khiến cho Gia-ve - một gã thanh tra cảnh sát độc đoán, lần đầu tiên cảm thấy mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử. Không chỉ vậy, tình cảm cao quý ấy của ông đã giúp cho Phăng-tin, một người mẹ nghèo thất lạc con, được ra đi trong sự yên bình và thanh thản. Bằng ánh sáng của tình yêu thương Giăng Van-giăng đã đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Giăng Van-giăng là hiện thân cao đẹp nhất của lẽ sống tình thương, của sự chung sống hết mình vì cộng đồng, vì người khác. Chính vì vậy, tác giả Huy-gô đã tạo cho tiểu thuyết sức sống mạnh mẽ vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.

Quá trình học tập diễn ra một cách liên tục và lâu dài vì thế đòi hỏi người học phải không ngừng tích lũy kiến thức, làm mới bản thân, và đặc biệt là không bao giờ được bằng lòng với những gì mà mình đã biết. "Học để tự khẳng định mình" là cách con người khẳng định bản thân với chính mình, mới có thể khẳng định mình với mọi người. Khi con người tự khẳng định được mình thì mới được mọi người công nhận, ngưỡng mộ, tôn trọng nhân cách của mình. Năm 2010, giáo sư Ngô Bảo Châu đã mang về vinh quang cho đất nước Việt Nam khi nhận giải thưởng Field về toán học tại Ấn Độ. Đây là giải thưởng cao quý nhất dành cho toán học thế giới. Trước khi giành được giải thưởng này, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng là một trong những nhà toán học hàng đầu thế giới. Song để khẳng định chính mình với bản thân, với cộng đồng giáo sư vẫn không ngừng học tập và để mang về vinh quang cho Tổ quốc như ngày hôm nay. Mục đích là ngọn đèn chỉ đường cho những việc làm, hành động cho con người. Chỉ khi có mục đích rõ ràng mọi người mới có thể tránh được những thiếu sót, sai lầm, điều chỉnh hành vi của thân. Việc học cũng như vậy, khi con người xác định được mục tiêu học tập đúng đắn là bước đầu cho sự thành công của con đường học vấn.

Ở trên đời có nhiều người đi học, nhưng ít người biết học cho thành tài là do họ thiếu hoặc vẫn chưa xác định được mục đích học tập đúng đắn. Do không xác định được mục tiêu học tập nên những người này dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ngán với việc học, với họ học chỉ mang tính chất chống đối. Tác hại của việc không xác định được mục tiêu học tập đã dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Đó là hành vi quay cóp, sử dụng tài liệu trong thi cử hay cách sống buông thả của một bộ phận học sinh, sinh viên gây ra những tệ nạn xã hội hiện nay. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động, khi đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất cần đến những thanh niên tri thức, giàu hiểu biết về khoa học-kĩ thuật. Họ đang không làm đúng với bổn phận của công dân. Qua đó, ta lại càng thấy được vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn mà UNESCO đã đề xướng.

Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường tôi càng thấu hiểu vai trò của cách xác định mục đích học tập đúng đắn. Chỉ khi có được điều này ta mới có thể xác định phương pháp và cách thức học tốt nhất để mang lại hiệu quả học tập cao. Những bạn chưa xác định được mục đích học tập thì thường chán nản, bỏ bê việc học điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của họ sau này.

Tục ngữ Nga có câu: "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Con người được đi học sẽ mở mang thêm hiểu biết làm giàu thêm tri thức nhân loại. Nên để cho việc học có hiệu quả cao thì mỗi người cần xác định cho mình một mục đích học tập đúng đắn có thể như UNESCO đã đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

Back to top

Bài mẫu 2: Hãy phát biểu ý kiến của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”

Bài làm

Học tập là một nhu cầu, một hoạt động không thể thiếu được của con người từ xưa đến nay. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, quan niệm về việc học của con người cũng có nhiều thay đổi để tiếp cận chân lí, tiến dần đến bản chất của việc học. Trong thời đại ngày nay, UNESCO đã đề xướng mục đích của học tập như sau: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Mục đích của học tập đã được UNESCO tống kết trong bốn nội dung rõ ràng, đầy đủ, đúng đắm và khoa học: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Biết, làm, chung sống, tự khẳng định mình nói lên như bốn mục đích mà việc học ngày nay phải hướng tới, là bốn trụ cột vững chắc cho việc học trong thời đại hiện nay. Biết bao giờ cũng là mục đích đầu tiên của việc học, trước đây đã thế, bây giờ càng phải thế, vì tri thức của nhân loại càng ngày càng phong phú mà hiểu biết của con người thì có hạn. Đây là khâu thu nhận kiến thức của con người, là trụ cột đầu tiên làm cơ sở cho ba trụ cột tiếp theo của việc học. Mạnh Tử nói: “Không lên núi cao sao biết cái lo nghiêng ngã, không xuống vực sâu sao biết cái lo đắm đuối, không ra bể lớn sao biết cái gì lo sóng gió”. Học để biết chính là như vậy. Nhưng không phải biết chỉ để biết, để thành một kiểu “nhà thông thái” đọc thiên kinh vạn quyển theo quan niệm học cũ trước đây, mà trong thời đại ngày nay, tiêu chí quan trọng là học để làm, để thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Biết và làm là hai mặt không thể thiếu trong việc học của con người ngày nay, nó gắn bó hữu cơ và tương hỗ với nhau: biết để làm, và làm để nâng cái biết lên một tầm cao hơn, vững chắc hơn, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Học để hành, hành để học”. Nhấn mạnh đến yêu cầu làm bằng việc tách nó ra, để nó đứng ở vị trí thứ hai ngay sau yêu cầu biết là đúng, là phù hợp với việc học của con người ngày nay: con người hành động, con người sáng tạo. Yêu cầu thứ ba là học để chung sống - một mục đích rất mới mẻ mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Con người ngày nay không còn sống riêng biệt theo kiểu “tự cung tự cấp”, “ta về ta tắm ao ta” mà đã hòa nhập trong xu thế toàn cầu hóa để hiểu biết nhau đến với nhau, học tập và giúp đỡ lẫn nhau... Chung sống trở thành một nhu cầu tự nhiên, một yêu cầu phải có, một kĩ năng, phẩm chất của con người trong thời hiện nay, nó phải được đưa vào như một mục đích hẳn hoi của việc học tập, có vai trò và vị trí như các mục đích khác. Khái niệm chung sống ở đây cần được hiểu theo nghĩa “tinh thần” của nó là cách sống, xu thế sống của thời đại. Trong mục đích học để chung sống thì kĩ năng chung sống của con người trong thế kl XXI là rất quan trọng. Cuối cùng là học để tự khẳng định mình. Đây là yêu cầu của việc hoàn thiện nhân cách trong học tập, cũng là kết quả và thước đo trong việc học của mỗi người.

Tự khẳng định mình là cái đích phải đạt được của con người ngày nay trong học tập: đó là lúc con người đã từng bước hoàn thiện nhân cách của mình, có đủ năng lực và phẩm chất để chung sống với mọi người và góp phần xây dựng cho dân tộc cũng như cộng đồng nhân loại. Nếu học tập mà không tự khẳng định được mình thì coi như việc học không đạt kết quả.

Bốn mục đích của việc học do UNESCO đề xướng vừa đúng đắn, khoa học, lại mới mẻ và mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Cách sắp xếp trình tự các mục đích cũng rất lô-gích, hợp lí: biết ⟶ làm ⟶ chung sống ⟶ tự khẳng định mình. Lôgic là ở chỗ: có biết thì mới làm được, biết và làm là điều kiện để chung sống, và trên cơ sở biết, làm, chung sống thì mới khẳng định được mình. Tuy đề xướng thành bốn mục đích cụ thể của việc học, nhưng bốn mục đích đó lại có thể quy về hai mặt, hai yêu cầu cơ bản của việc học: “Học để biết” là yêu cầu tiếp thu kiến thức; “học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách của người học. Đó là những tư tưởng đúng đắn, mới mẻ và tiến bộ về việc học của con người trong thời đại ngày nay.

Back to top

Bài mẫu 3: Hãy phát biểu ý kiến của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”

Bài làm

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

Mục đích học tập mà UNESCO để ra không chỉ phù hợp với thời đại mà luôn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng hai yêu cầu: tiếp thu kiến thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết: "học đế biết”. Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con số rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nên tảng cơ bản nhất ây đã dần hình thành nên một hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.

Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không bằng tay quen”. Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví đụ dễ thấy rằng cuộc sống của chúng ta, không ít người hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm tay bùn” suốt ngày "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” không được học hành đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi, xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người biết trang trí bản thân chứ không biết rèn luyện bản thân.

Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên chúng ta không nên nghiêng phiên diện một phía: "học" quan trọng hơn "hành" quan trọng hơn mà cần biết điều hòa kết hợp giữa hai yêu tố đó. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền đề quan trọng. Để hoàn thành công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động hai chiều giữa "học” và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác với nhau, là hai mặt của quá trình.

Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:" học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục đích học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. Một bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nhiệm vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chi là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản thân và vô tình kim hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan trọng.

Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định hướng học tập dễ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như một cái thang dài vô tận, bước qua một bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!

Back to top

Bài tập 4: Hãy phát biểu ý kiến của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”

Bài làm

Học tập là một nhu cầu, một hoạt động không thể thiếu được của con người từ xưa đến nay. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, quan niệm về việc học của con người cũng có nhiều thay đổi để tiếp cận chân lí, tiến dần đến bản chất của việc học. Trong thời đại ngày nay, UNESCO đã đề xướng mục đích của học tập như sau: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Mục đích của học tập đã được UNESCO tống kết trong bốn nội dung rõ ràng, đầy đủ, đúng đắm và khoa học: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Biết, làm, chung sống, tự khẳng định mình nói lên như bốn mục đích mà việc học ngày nay phải hướng tới, là bốn trụ cột vững chắc cho việc học trong thời đại hiện nay. Biết bao giờ cũng là mục đích đầu tiên của việc học, trước đây đã thế, bây giờ càng phải thế, vì tri thức của nhân loại càng ngày càng phong phú mà hiểu biết của con người thì có hạn. Đây là khâu thu nhận kiến thức của con người, là trụ cột đầu tiên làm cơ sở cho ba trụ cột tiếp theo của việc học. Mạnh Tử nói: “Không lên núi cao sao biết cái lo nghiêng ngã, không xuống vực sâu sao biết cái lo đắm đuối, không ra bể lớn sao biết cái gì lo sóng gió”. Học để biết chính là như vậy. Nhưng không phải biết chỉ để biết, để thành một kiểu “nhà thông thái” đọc thiên kinh vạn quyển theo quan niệm học cũ trước đây, mà trong thời đại ngày nay, tiêu chí quan trọng là học để làm, để thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Biết và làm là hai mặt không thể thiếu trong việc học của con người ngày nay, nó gắn bó hữu cơ và tương hỗ với nhau: biết để làm, và làm để nâng cái biết lên một tầm cao hơn, vững chắc hơn, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Học để hành, hành để học”. Nhấn mạnh đến yêu cầu làm bằng việc tách nó ra, để nó đứng ở vị trí thứ hai ngay sau yêu cầu biết là đúng, là phù hợp với việc học của con người ngày nay: con người hành động, con người sáng tạo. Yêu cầu thứ ba là học để chung sống - một mục đích rất mới mẻ mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Con người ngày nay không còn sống riêng biệt theo kiểu “tự cung tự cấp”, “ta về ta tắm ao ta” mà đã hòa nhập trong xu thế toàn cầu hóa để hiểu biết nhau đến với nhau, học tập và giúp đỡ lẫn nhau... Chung sống trở thành một nhu cầu tự nhiên, một yêu cầu phải có, một kĩ năng, phẩm chất của con người trong thời hiện nay, nó phải được đưa vào như một mục đích hẳn hoi của việc học tập, có vai trò và vị trí như các mục đích khác. Khái niệm chung sống ở đây cần được hiểu theo nghĩa “tinh thần” của nó là cách sống, xu thế sống của thời đại. Trong mục đích học để chung sống thì kĩ năng chung sống của con người trong thế kl XXI là rất quan trọng. Cuối cùng là học để tự khẳng định mình. Đây là yêu cầu của việc hoàn thiện nhân cách trong học tập, cũng là kết quả và thước đo trong việc học của mỗi người.

Tự khẳng định mình là cái đích phải đạt được của con người ngày nay trong học tập: đó là lúc con người đã từng bước hoàn thiện nhân cách của mình, có đủ năng lực và phẩm chất để chung sống với mọi người và góp phần xây dựng cho dân tộc cũng như cộng đồng nhân loại. Nếu học tập mà không tự khẳng định được mình thì coi như việc học không đạt kết quả.

Bốn mục đích của việc học do UNESCO đề xướng vừa đúng đắn, khoa học, lại mới mẻ và mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Cách sắp xếp trình tự các mục đích cũng rất lô-gích, hợp lí: biết ⟶ làm ⟶ chung sống ⟶ tự khẳng định mình. Lôgic là ở chỗ: có biết thì mới làm được, biết và làm là điều kiện để chung sống, và trên cơ sở biết, làm, chung sống thì mới khẳng định được mình. Tuy đề xướng thành bốn mục đích cụ thể của việc học, nhưng bốn mục đích đó lại có thể quy về hai mặt, hai yêu cầu cơ bản của việc học: “Học để biết” là yêu cầu tiếp thu kiến thức; “học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách của người học. Đó là những tư tưởng đúng đắn, mới mẻ và tiến bộ về việc học của con người trong thời đại ngày nay.

Back to top

Bài mẫu 5: Hãy phát biểu ý kiến của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”

Bài làm

Học hành là công việc gắn với con người từ bao đời nay. Có thể nói, không một bước phát triển nào của văn minh nhân loại mà không gắn với việc học. Tuy nhiên, nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc học tập ở mỗi thời đại, mỗi xã hội cũng có những chỗ khác nhau. Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá, quan điểm về việc học tập của con người trên thế giới càng gần gũi nhau hơn. Đó là lí do để Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc UNESCO đề xướng mục đích học tập cho công dân của mọi quốc gia trên thế giới: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Quan điểm rõ ràng, hiện đại như vậy về việc học tập là điều rất đáng để mọi người, nhất là những người ở tuổi cắp sách đến trường, phải nghiêm túc suy nghĩ.

Học tập trước hết là để thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người. Thế giới tự nhiên, xã hội xung quanh ta, kể cả chính bản thân con người ta đều ẩn chứa nhiều điều bí ẩn. Biết bao câu hỏi đặt ra mà ta đâu dễ gì tìm thấy ngay câu trả lời. Tại sao trái đất quay quanh mặt trời? Tại sao bốn mùa trong năm thời tiết khác nhau? Tại sao con người ta trưởng thành theo thòi gian và có những thay đổi về tâm sinh lí? Ấy là chưa nói đến vô số những kiến thức phức tạp, khó hiểu ở mọi ngành khoa học nhiều khi rất xa lạ với trình độ của số đông. Thế nhưng, vấn đề dù khó khăn, bí ẩn đến đâu cũng có thể tìm thấy chìa khoá để giải mã. Chiếc chìa khoá vạn năng đó không có gì khác hơn ngoài hai chữ "học tập". Chính nhờ học tập mà loài người đã chiếm lĩnh được kho tri thức khổng lồ như hiện nay. Chính nhờ việc học mà khoa học đã có những bước tiến thần kì.

Những bộ óc siêu việt của nhân loại ở các lĩnh vực khác nhau đều đã từng đổ không biết bao nhiêu công sức cho công việc học tập để chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức khoa hợp. Những Niu-tơn, Anh-xtanh, Đác-uyn... đều thế. Người ta kể lại tấm gương học để biết của văn hào Mác-xim Go-rơ-ki: từ nhỏ đã phải từ giã mái trường để kiếm sống, nhưng bằng con đường tự học, ông có vốn hiểu biết không thua kém gì những nhà văn có học thức hàng đầu ở châu Âu cùng thời. Ở nước ta, những nhà văn như Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng thực sự là những người mẫu mực trong quá trình tự vươn lên học tập để hiểu biết.

Học để biết, đó là chân lí không thể tranh cãi. Người xưa có câu: "Nhân bất học, bất tri lí" (Người không học, không biết gì). Khi người ta nói ai đó là "vô học" cũng đồng nghĩa với việc đánh giá người đó là dốt nát, ngu muội. Học tập là con đường duy nhất để khai mở trí tuệ, tích luỹ tri thức, nâng cao hiểu biết về mọi mặt. Không có phép lạ nào có thể thay thế cho hoạt động này nếu con người muốn thoát khỏi tình trạng kém hiểu biết của mình.

Học để biết dĩ nhiên là quan trọng, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, thì tri thức cũng chỉ là một mớ lí thuyết suông, vô ích. Cuộc sống tiến lên không ngừng là nhờ ở hành động của con người. Áp dụng tri thức vào mọi công việc, đó mới là con đường đúng đắn, vừa phát huy sự hữu ích của hiểu biết, vừa làm cho sự hiểu biết không ngừng được nhân lên. Tiếng Việt có từ "học hành", tưởng đơn giản, nhưng ngẫm kĩ, khá sâu sắc. Nó cho thấy, cha ông chúng ta chưa bao giờ coi nhẹ việc áp dụng những điều hiểu biết vào công việc thực tế. Học mà không hành thì chỉ là mọt sách, vô vị. Hành mà không học thì làm việc khó đạt hiệu quả. Cả hai mặt có quan hệ hữu cơ, hỗ trợ cho nhau. Nhiều nhà tư tưởng lớn cũng có quan điểm tương tự. Khổng Tử cho rằng: học mà lại được thực hành những điều đã học, không có niềm vui nào hơn thế (“Học nhi thời tập chi, bất diệc lạc hồ”). Nguyễn Trãi cũng từng chiêm nghiệm: “Nên thợ nên thầy vì có học”.

Học để làm là một quan điểm đã được khẳng định. Trước hết nó đề cao mục đích của "học" đối với "làm", sau đó, nó cho thấy sự tác động của "làm" trở lại đối với việc "học". Khi nhận thức được rằng: học không phải để tích chứa tri thức, khoe mẽ hiểu biết, mà để áp dụng vào cuộc sống, giải quyết những công việc cụ thể với hiệu quả cao nhất, thì sự học đã có một phương hướng đúng đắn, một mục đích thiết thực. Ta biết rằng, biển kiến thức thì mênh mông, quỹ thời gian và khả năng của con người lại có hạn. Vì vậy, việc học tập của mỗi người phải có lựa chọn, định hướng cụ thể. Học cái gì, cần trang bị những tri thức nào phù hợp với năng lực, hữu dụng trong thực tế, đó là những câu hỏi mà mỗi cá nhân phải tự trả lời.

Trong thực tế, có vô số người đã thực sự vận dụng phương châm học để làm. Hồ Chí Minh là một con người như thế. Những ngày hoạt động ở nước ngoài, Bác đã dành nhiều công sức cho việc học ngoại ngữ. Bác đã đọc thông viết thạo một số tiếng châu Âu. Tại sao Hồ Chí Minh lại đề cao việc học đến thế? Câu trả lời hết sức rõ ràng: Bác học tiếng nước ngoài để viết báo, viết văn, vạch mặt bản chất của chủ nghĩa thực dân trước thế giới, phơi bày tình trạng tồi tệ ở các nước thuộc địa (trong đó có các nước Đông Dương) mà thực dân Pháp gây nên. Hiệu quả việc học để làm của Bác là rất hiển nhiên. Thực tế của khoa học chứng minh rằng, phát minh của con người, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, đều là kết quả của việc áp dụng tri thức vào thực tiễn, nghĩa là phương châm học để làm đã được vận dụng triệt để. Ngày nay, khi cuộc sống có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt, biết bao yêu cầu đang được đặt ra ngày càng cao đối với khoa học, thì vấn đề "học để làm" mà UNESCO nêu lên càng có ý nghĩa thiết thực.

Con người không thể sống đơn độc mà luôn luôn tồn tại trong quan hệ với cộng đồng, với xã hội. Một triết gia phương Tây đã nói rất đúng: "Điểm giống nhau nhất giữa mọi người trên thế gian này là không ai giống ai cả". Mỗi con người là một cá thể, có hoàn cảnh, có trình độ văn hoá, có tính cách, sở thích riêng. Cho nên, chung sống với nhau trong một cộng đồng, điều cần thiết nhất là thông cảm lẫn nhau. Không thể lấy sở thích của mình áp đặt cho người khác. Muốn cảm thông, chia sẻ phải có sự hiểu biết. Ở đây, những tri thức về tâm lí con người, tri thức về xã hội nhân văn là hết sức quan trọng. Nhiều khi, do thiếu hụt những tri thức ấy, dễ nảy sinh những xích mích, những mâu thuẫn không đáng có trong các mối quan hệ.

Thời đại ngày nay, viễn cảnh con người một quốc gia trở thành công dân toàn cầu đã dần dần là một thực tế. Trái đất trở thành "thế giới phẳng". Tuy nhiên, có một thực tế khác cũng cần phải quan tâm: con người ở các quốc gia sẽ có những khác biệt nhau về tôn giáo, phong tục, văn hoá. Vì vậy, muốn có sự hợp tác hiệu quả, rất cần sự hiểu biết để tôn trọng lẫn nhau. Một nhà đầu tư người Mĩ muốn làm ăn ở Việt Nam không thể không tìm hiểu đặc điểm tâm lí, tính cách, văn hoá của người Việt. Một thanh niên Việt muốn thích nghi với môi trường làm việc ở một công ti nước ngoài, nhất thiết phải nắm vững những nguyên tắc làm việc và có những hiểu biết nhất định về đối tác. Như vậy, học để chung sống đã là điều kiện tồn tại tất yếu của con người trong cuộc sống hiện đại.

Không phải ngẫu nhiên mà trong thông điệp này, UNESCO đặt yêu cầu học để tự khẳng định mình ở vị trí cuối cùng. Khi chúng ta thực thi được các phương châm học để biết, học để làm, học để chung sống, cũng có nghĩa là chúng ta đã thực sự tự khẳng định được mình. Khẳng định mình là ý thức được khả năng của bản thân, vị thế của cá nhân mình trong các mối quan hệ. Khẳng định mình không phải là đặt mình cao hơn người khác, không phải vuốt ve lòng tự mãn, mà là củng cố sự tự tin để đáp ứng những đòi hỏi của thực tế, những yêu cầu ngày càng cao của công việc. Trong việc tự khẳng định mình, không có gì thuyết phục hơn là tính hiệu quả. Không cần nói nhiều về bản thân, chỉ bằng hiệu quả cụ thể, chúng ta sẽ chứng tỏ cho mọi người thấy mình là ai. Khẳng định mình theo cách ấy, không có con đường nào khác hơn là học tập và vận dụng tốt nhất những tri thức đã học vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong phạm vi công việc mà mình đảm trách.

Quan điểm về học tập mà UNESCO nêu lên thật dễ hiểu, gần gũi. Nó thiết thực không chỉ cho các nhà lãnh đạo hoạch định nền giáo dục của quốc gia mình, mà còn cho bản thân mỗi người đi học. Tuy nhiên, để biến những phương châm ấy thành hành động cụ thể, thì rất cần nỗ lực không ngừng của cá nhân. Đối với học sinh chúng ta, việc khắc ghi và thực hiện những phương châm ấy là điều kiện cần thiết để chúng ta vững bước trên con đường đến với tương lai.

Back to top


  • 127 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Văn mẫu 12