Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Suy nghĩ của anh chị về câu nói trên
Đề bài: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Suy nghĩ của anh chị về câu nói trên
Bài làm
Trong cuộc sống của mỗi con người lúc nào cũng tồn tại hai mặt tốt và xấu, mặt được và chưa được. Điều quan trọng không phải là việc chúng ta nhìn nhận thế nào đối với những cái chưa được, cái xấu mà phải là hành động làm sao để những cái chưa tốt trở nên hoàn thiện. Nói về sự thờ ơ và ghẻ lạnh của con người có ý kiến cho rằng “Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”.
Để hiểu trọn vẹn nghĩa của câu nói này thì trước hết bạn nên hiểu thế nào là thờ ơ, ghẻ lạnh thế nào là vị tha và đoàn kết đã. “Thờ ơ” và “ghẻ lạnh” chính là thái độ sống lạnh nhạt, thiếu sự quan tâm sẻ chia với mọi người trong cuộc sống. Còn “vị tha” và “đoàn kết” chính là những phẩm chất đáng ngợi ca của con người. Vị tha là sự bao dung biết bỏ qua lợi ích cá nhân để vì cái lớn của tập thể. Đoàn kết là sự đồng lòng góp sức của cả một tập thể vì mục đích lớn lao. Trên thực tế đây là hai đối trọng khác biệt nhau hoàn toàn của đời sống xã hội. Một bên là ngợi ca những cái tốt đẹp còn một bên là phê phán những lối sống sai lệch của một bộ phận người.
Thế nhưng chúng ta cũng nên hiểu rằng việc phê phán những cái xấu cũng không kém phần quan trọng so với việc bạn ngợi ca những điều tốt đẹp. Để loại bỏ cái xấu ra khỏi xã hội thì bạn phải là người thực hiện song song hai cái đó. Tình “đoàn kết” sự “vị tha” là hai phạm trù vô cùng quan trọng của xã hội, nó chính là sợi dây kết nối mọi người lại với nhau. Chỉ khi chúng ta cùng nhìn về một hướng thì mọi sự nghiệp mới có thể thành công được. Trên thực tế, lịch sử đã chứng minh sự đoàn kết sự yêu thương đùm bọc luôn mang lại cho con người nguồn sức mạnh to lớn. Nó đủ mạnh để chúng ta chiến thắng hai kẻ thù vĩ đại là đế quốc Pháp và Mĩ, nó chiến thắng cả những nỗi đau do thiên nhiên gây ra. Chính sức mạnh to lớn của tình đoàn kết và tình yêu thương giúp con người hiểu ra rằng “đoàn kết thì sống chia rẽ thì chết”.
Sự thờ ơ, ghẻ lạnh không chỉ là một lối sống đáng phê phán khiến cho con người ngày càng xa nhau, mà nó còn có thể giết chết cả một loài người. Trong văn học chúng ta đã từng chứng kiến cái chết đầy đau đớn của Chí Phèo trên ngưỡng cửa của sự lương thiện. Sự ghẻ lạnh và thờ ơ của xã hội đối với một con quỷ đã đẩy Chí vào bước đường cùng của đau khổ, Chí quằn quại trong ranh giới giữa tình thương và sự miệt thị. Phải chăng con người sống với nhau chan hòa hơn, phải chăng Chí đón nhận được một chút vị tha dù là bố thí có lẽ cuộc đời hắn đã không đau đớn đến vậy. Hay nhân vật chú bé Hồng trong “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, chú bé lớn lên trong sự ghẻ lạnh của bà cô bên nội. Từ đó, nó đã lớn lên biết học cách che giấu cảm xúc bản thân, bé tí thôi nhưng lúc nào cũng phải ở trong hoàn cảnh đề phòng và run sợ…. Sống không đúng với lứa tuổi cũng như tâm hồn của mình.
Và còn rất nhiều những hoàn cảnh ngoài xã hội. Những con người đang sống trong sự xa lánh của đồng loại, cuộc sống họ cũng sẽ chết dần chết mòn một cách đáng thương như thế. Con người sống hơn con vật ở chỗ chúng ta có cảm xúc, có tình cảm, biết bao dung và tha thứ trước những lỗi lầm của người khác. Biết khóc cùng nỗi đau của đồng loại và đau cùng nỗi đau của xã hội. Tình yêu thương thực sự sẽ cảm hóa được con người, sẽ kéo con người ta từ đống bùn nhầy nhụa mà sáng lòa nhân cách.
Sự ca ngợi tinh thần đoàn kết hay lòng vị tha cũng quan trọng chẳng kém so với việc phê phán những cách sống thờ ơ vô cảm. Bởi chỉ khi nào chúng ta nhìn nhận ra sự nguy hiểm của nó thì chúng ta mới có thể tìm cách loại nó ra khỏi xã hội văn minh của loài người mà thôi. Như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết : “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Tình yêu thương sẽ thực sự được nhân lên khi chúng ta ươm mầm cho nó phát triển, nó sẽ đơm hoa kết trái và đầy lùi những thói ích kỉ, thờ ơ và lạnh nhạt khỏi xã hội loài người. Đó là một chân lí tất yếu của cuộc sống.
Con người sinh ra ai cũng có sẵn cho mình một sự vị tha và tình thương đồng loại. Vì thế chúng ta hãy khiến nó nở hoa kết trái trong xã hội. Tích cực phê phán loại trừ cái xấu hãy để xã hội của chúng ta trở nên thực sự văn minh và tốt đẹp.
Xem thêm bài viết khác
- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến Bài thơ Tây Tiến - Văn 12
- Nghị luận về chủ đề hãy sống là chính mình Văn mẫu lớp 12
- Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: ''Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa núi sông ta'' trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Phân tích tư tưởng của nhân dân qua tác phẩm Đất nước
- Văn mẫu 12 bài viết số 2 đề 2: Hiện nay nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố...
- Nghị luận xã hội 200 chữ về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn Nghị luận về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn - Văn 12
- Đề 3: Về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích
- Đề 1b: Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền Tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ sau: “Sông Mã xa rồi … thơm nếp xôi”.
- Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng
- Bài văn nghị luận: Tình thương là hạnh phúc của con người
- Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai... Văn mẫu 12
- Đề 2: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Ý kiến trên của M. Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
- Nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân Nghị luận về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân - Văn mẫu 12