Phân tích những nét chung và nét riêng của ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
89 lượt xem
d) Phân tích những nét chung và nét riêng của ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
Bài làm:
Những nét chung và nét riêng của ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
Nét chung:
- Họ đều thuộc thế hệ những cô gái thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ mà tuổi đời còn rất trẻ. Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ rời xa gia đình, trường lớp, quê hương để dấn thân vào nơi chiến trường hiểm nguy, gian khổ - nơi mà sống chết, mất còn chỉ diễn ra trong gang tấc.
- Họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường : có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng gan dạ, dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó.
- Ở họ còn có tình đồng đội gắn bó keo sơn, thắm thiết. Họ hiểu được tính tình, sở thích của nhau và quan tâm, chăm sóc nhau rất chu đáo.
- Cuộc sống chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, hiểm nguy nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời. Họ có cuộc sống nội tâm phong phú đáng yêu, dễ cảm xúc, nhiều mơ ước, hay mơ mộng.
Nét riêng:
- Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn, rất hồn nhiên và trẻ thơ. Cô thích vòi vĩnh, nũng nịu với Thao và Phương Định. Nhưng khi chiến đấu thì cô cũng rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn.
- Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn. Chị mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi trẻ. Trong công việc, ai cũng gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. Thế nhưng chị Thao lại là người rất sợ máu và sợ vắt. Chị chăm chép bài hát dù chẳng thuộc bài nào.
- Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ trung và xinh xắn. Cô cũng trẻ trung như Nho, là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.
Xem thêm bài viết khác
- Lập bản đồ tư duy về các kiểu văn bản trọng tâm đã học: văn bản thuyết minh, văn bản tự sự, văn ẩn nghị luận trên cơ sở các gợi ý sau:
- Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Ánh trăng (Nguyễn Duy).
- Tìm những câu thơ có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và trong sóng trong bài thơ Mây và sóng của Ta – go. Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
- Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng "tôi")? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
- Soạn văn 9 VNEN bài 28: Những ngôi sao xa xôi
- Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
- Hãy chỉ ra hệ thống luận điểm chính của văn bản theo bảng sau:
- Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu nghi vấn? Chúng có được dùng để hỏi không?
- Đọc lại mục lục các văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 và làm bảng thống kê theo mẫu dưới đây:
- Đọc kĩ hai khổ 4, 5 và cho biết:
- Cho biết mục đích và tác dụng của thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi khác nhau như thế nào?
- Văn bản Bàn về đọc sách thuộc kiểu văn bản nào? Đặc điểm của kiểu văn bản đó là gì?