Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh kinh tế ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
20 lượt xem
Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh kinh tế ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
Bài làm:
Việc phát huy các thế mạnh kinh tế ở trung du miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa vô cùng to lớn cả về mặt kinh tê, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của vùng. Cụ thể là:
- Ý nghĩa về kinh tế:
- Tăng thêm nguồn lực phát triển của vùng và của cả nước, tạo ra động lực mới cho sự phát triển các ngành khai thác, chế biến khoáng sản.
- Nâng cao vị thế của vùng tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.
- Khai thác hiệu quả các thế mạnh về: Chế biến khoáng sản, thủy điện, chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu.
- Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Cho phép phát triển nông nghiệp hành hóa hiệu quả cao.
- Ý nghĩa về xã hội:
- Đây là vùng tập trung các dân tộc ít người, mức sống thấp, kinh tế khó khăn. Việc phát triển kinh tế sẽ tạo ra việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Từ đó từng bước xóa dần sự chênh lệch về mức sống giữa giữa người dân miền núi với đồng bằng.
- Góp phần hạn chế hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.
- Ý nghĩa về chính trị:
- Củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc.
- Đây là vùng căn cứ địa cách mạng với nhiều di tích lịch sử, nên việc phát triển kinh tế còn mang ý nghĩa đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn và thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước.
- Ý nghĩa về quốc phòng: Góp phần bảo vệ và giữ vững an ninh biên giới.
Xem thêm bài viết khác
- Căn cứ vào bảng 25.1, hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bô dân tộc, dân cư và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi phía tây.
- Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất.
- Tại sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta?
- Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)
- Bài 27: Thực hành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
- Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ?
- Dựa vào bảng số liệu 28.3: Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét.
- Dựa vào hình 32.2, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
- Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ.
- Dựa vào bảng 18.1 (Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ) vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh kinh tế ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?