Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất.
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1 trang 120 sgk Địa lí 9
Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất.
Bài làm:
- Trước năm 1975, công nghiệp phụ thuộc nước ngoài, cơ cấu công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, tập trung ở Sài Gòn, chợ Lớn.
- Sau năm 1975, khi đất nước đã thống nhất, tình hình sản xuất công nghiệp đã có những thay đổi tích cực:
- Khu vực công nghiệp — xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
- Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, cao su,...
- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hoà, Vũng Tàu.
Xem thêm bài viết khác
- Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta?
- Xác định trên hình 24.3, những ngành công nghiệp chủ yếu ở Thanh Hóa, Vinh, Huế?
- Bài 43: Địa lí tỉnh (thành phố) (Tiếp 2)
- Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
- Dựa vào hình 14.1 hãy xác định các quốc lộ chính ở nước ta?
- Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội ( được nêu trong bài ) tương ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?
- Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước.
- Dựa vào hình 32.2, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
- Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.
- Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- Bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng