Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
Nước ta có nguồn lao động rất dồi dào. Tuy nhiên, số người chưa có việc làm còn lớn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng đến với bài “lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống”.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động
1. Nguồn lao động
- Thế mạnh:
- Nguồn lao động dồi dào chiếm 64% tổng số dân (2005), tăng nhanh, chất lượng đang được nâng cao.
- Có kinh nghiệm trong sản xuât: Nông, lâm, ngư nghiệp.
- Hạn chế:
- Yếu về thể lực
- Trình độ chuyên môn kĩ thuật còn kém
- Lao động thủ công còn phổ biến.
2. Sử dụng lao động
- Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.
- Tỉ lệ lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn rất lớn và có xu hướng giảm dần.
- Tỉ lệ lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng dần.
II. Vấn đề việc làm.
Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
- Khu vực nông thôn thời gian thiếu việc làm trong năm là 9,3% (năm 2005)
- Khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp tương đối cai khoảng 4,5% (năm 2005)
III. Chất lượng cuộc sống.
- Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
- Cuộc sống ngày càng được cải thiện dần:
- Người biết chữ đạt 90.3%
- Ttuổi thọ bình quân đạt 67,5 tuổi (Nam) và 74 tuổi (Nữ)
- Thu nhập trung bình đạt trên 400 USD/ năm.
- Chiều cao thể trọng đều tăng…
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 15 sgk Địa lí 9
Dựa vào hình 4.1, hãy:
- Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn? Giải thích nguyên nhân?
- Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì?
Trang 16 sgk Địa lí 9
Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta?
Trang 16 sgk Địa lí 9
Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 17 sgk Địa lí 9
Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
Câu 2: Trang 17 sgk Địa lí 9
Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?
Câu 3: Trang 17 sgk Địa lí 9
Dựa vào bảng số liệu dưới đây, nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó?
Bảng 4.1. CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Năm Thành phần | 1985 | 1990 | 1995 | 2002 |
Khu vực nhà nước | 15,0 | 11,3 | 9,0 | 9,6 |
Các khu vực kinh tế khác | 85,0 | 88,7 | 91,0 | 90,4 |
=> Trắc nghiệm địa lí 9 bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
Xem thêm bài viết khác
- Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối vói sự phát triển kinh tế – xã hội.
- Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 38, 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo
- Bài 41: Địa lí tỉnh (thành phố)
- Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
- Trong phát triển kinh tế- xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?
- Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?
- Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước.
- Xác định trên hình 8.2, các vùng chăn nuôi lợn chính. Vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002?
- Dựa vào số liệu trong bảng 17.2, hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
- Dựa vào Atlat địa lí và kiến thức đã học, em hãy nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị của vùng đồng bằng sông Hồng?