Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên cát
60 lượt xem
Câu 1 (Trang 42 SGK) Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên cát.
Bài làm:
- Những yếu tố tả thực:
- Hình ảnh bãi cát được nhắc đi nhắc lại (điệp ngữ), gợi lên một không gian khó khăn, nhọc nhằn. Trên bãi cát ấy là con đường rộng lớn nhưng mờ mịt, không xác định được phương hướng. Đó không phải là con đường thực mà là con đường theo nghĩa tượng trưng. Trên con đường ấy là hình ảnh nhà thơ với giấc mộng danh lợi thôi thúc bước đi.
- Mờ mịt, núi muôn lớp, sóng muôn đợt, một sa mạc cát mênh mông vô tận, bãi cát lại bãi cát, một người đi đến mặt trời lặn vẫn chưa thôi, vừa đi vừa lệ tuôn đầy.
- Từ con đường thực nhiều lần đi qua để về kinh ứng thí, Cao Bá Quát đã sáng tạo thành một con đường đến danh lợi với nhiều khó khăn trong bài thơ. Con đường thực đi trên cát đã thành con đường theo danh lợi trong bài ca. Qua đó cũng thể hiện được nỗi niềm day dứt, đau xót của tác giả đi trên con đường tìm lý tưởng nhưng xã hội bù nhìn không cho ông lối thoát.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Theo Nguyễn Trường Tộ, nho học truyền thống có tôn trọng pháp luật không?
- Soạn văn bài: Hai đứa trẻ
- Soạn văn bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tự tình (bài II)
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Soạn văn bài: Hạnh phúc của một tang gia
- Nội dung chính bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Soạn văn bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
- Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
- Lựa chọn từ ngữ thích hợp để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn
- Soạn văn bài: Chữ người tử tù