Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh (chị) yêu thích.
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh (chị) yêu thích.
Khi tôi còn nhỏ, bà nội thường ru tôi bằng những câu thơ da diết. Lớn lên, tôi mới biết ngày ấy mình đã đi vào giấc ngủ với câu chuyện về nàng Thúy Kiều đẹp người đẹp nết nhưng số phận lại quá đỗi truân chuyên. Như Phạm Quỳnh từng nhận xét: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn...” Những lời nhận xét ấy đã nói lên tầm quan trọng của tác phẩm Truyện Kiều đối với nền văn hóa của dân tộc, cũng đã giúp tôi hiểu và thêm yêu Truyện Kiều - áng văn chương xuất sắc của dân tộc.
Nguyễn Du là người tài hoa uyên bác, thông hiểu cả đạo Nho, Phật, Đạo. Điều đó được thể hiện rõ qua các sáng tác văn, thơ bằng cả chữ Hán và chữ Nôm của ông. Nhưng tài năng văn chương của Nguyễn Du được thể hiện rõ nhất qua tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh, hay còn gọi là Truyện Kiều. Truyện Kiều là truyện thơ kinh điển trong Văn học Việt Nam, được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát của Nguyễn Du, gồm 3254 câu, dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc.
Truyện kể rằng, Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng trong một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “Êm đềm chướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên – một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Trong buổi đi chơi xuân, Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng, một người thư sinh “phong tư tài mạo tót vời”. Kim Trọng thuê trọ cạnh nhà Thúy Kiều. Nhân dịp Thúy Kiều đi tìm chiếc đánh rơi mà Kim Trọng đã nhặt được, hai người có cơ hội làm quen. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp đẽ, sau đó hai người đã đính ước với nhau.
Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Thúy Kiều bị mắc oan bởi thằng bán tơ. Nàng đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha và Vương Quan, đồng thời nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó Thúy Kiều được Thúc Sinh chuộc ra nhưng vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư là người ghen tuông tàn nhẫn, Thúy Kiều bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà “học với Tú Bà đồng môn”. Ở đây, Thúy Kiều gặp Từ Hải, người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”, hai người trở thành tri âm tri kỷ, Từ Hải đã giúp Thúy Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Thúy Kiều đau đớn trầm mình xuống sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần hai. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
Kim Trọng sau nửa năm chịu tang chú đã trở lại tìm Kiều, biết Kiều bán mình cứu cha thì đau lòng khôn nguôi. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Dù kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọng vẫn lưu luyến mối tình với Kiều, chàng cất công tìm kiếm, sau nhiều lần tìm và hỏi thăm khắp nơi thì cuối cùng mọi người gặp được Thúy Kiều, gia đình Kiều được đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên, Thúy Vân lên tiếng muốn Kim Kiều tái hợp, nhưng Kiều muốn “đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ”. Cuối cùng cả hai nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng những người yêu thơ bởi tiếng nói lên án các thế lực xấu xa đã chèn ép con người vào đường cùng, nhưng nó còn là nỗi xót thương cho số phận của những người phụ nữ nết na trong xã hội cũ, đồng thời bày tỏ niềm cảm thông và đồng tình đối với khát khao được sống, được yêu, được là chính mình của những nhân vật chính diện trong tác phẩm. Nhưng Truyện Kiều lại không vẽ nên một cái kết hạnh phúc cho nàng Kiều, mà lại quyết định để cho Kim Trọng và Thúy Kiều “đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ”. Dường như đó cũng là một cái nhìn hiện thực của nhà thơ, một cái nhìn tàn khốc đối với Kiều, tô đậm bi kịch xót xa của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh.
Mộng Liên Đường chủ nhân khi đọc Truyền Kiều, từng nhận xét rằng: “Ta nhân lúc đọc hết cả một lượt, mới lấy làm lạ rằng: Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy...'' Quả đúng như vậy, với giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, tác phẩm “Truyện Kiều” sẽ còn sống mãi trong lòng độc giả.
Xem thêm bài viết khác
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật
- Cảm nghĩ của anh (chị) về buổi trò chuyện của một nhân vật truyền được cảm hứng (Nick Vujicic, Helen,...)
- Thuyết minh về làng Tranh Đông Hồ ngành thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở Bắc Ninh
- Nghị luận về đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Hãy tưởng tượng mình là Xi mông kể lại chuyện Bố của Xi mông
- Hãy kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy bằng lời của anh/chị với một cách kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian bài mẫu 1
- Thuyết minh vai trò của cây xanh trong việc bảo vệ môi trường sống
- Đề 3: Thuyết minh một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực) của địa phương mình.
- Thuyết minh về kì quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long
- Thuyết minh vai trò của các loài động vật hoang dã đối với việc bảo vệ môi trường.
- Thuyết minh về phố cổ Hội An
- Đề 3: Thuyết minh một tác giả, tác phẩm (Trương Hán Siêu và Phú sông Bạch Đằng, Nguyễn Du và Truyện Kiều).