Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch
Luyện tập
Bài tập 1: Trang 62 sgk ngữ ngữ 8 tập 2
Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch
Bài làm:
Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ.
Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.
Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện trước hết qua lời giãi bày tấm lòng mình với những binh sĩ:"Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Đó là những hành động diễn ra thường xuyên, theo mức độ tăng tiến dần: từ không ăn, đến không ngủ, đến ruột đau như cắt cuối cùng là nước mắt rơi đầm đìa. cùng với đó là một thái độ uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Những câu văn biền ngẫu và những động từ mạnh liên tiếp được sử dụng chỉ trong một đoạn văn ngắn "chưa xả được thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Những câu văn biền ngẫu, dài với những vế câu ngắn tạo thành nhịp điệu hối hả, gấp gáp cũng đồng thời thể hiện sự căm thù giặc đến tận xương tủy, sự phẫn uất đến nghẹn lòng và lòng yêu nước sâu sắc của vị chủ tưởng khi chứng kiến cảnh tượng giặc ngoại xâm giày xéo lên mảnh đất cha ông, nhân dân ta chịu nhiều khổ nhục.
Đặc biệt thể giả thể hiện quyết tâm của mình bằng câu văn: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Câu nói giống như một lời thề đầy sức mạnh của người chủ tướng. Cũng vì thế mà khơi dậy được ý chí chiến đấu của binh sĩ dưới trướng của mình. Lời thề ấy cũng trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Trần Quốc Tuấn. Tất cả những gì ông làm, ông khao khát chỉ vì một mục đích duy nhất là đất nước được tự do, độc lập, nhân dân no ấm, hạnh phúc và được hưởng một cuộc sống bình yên.
Không chỉ vậy, lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn còn được thể hiện qua việc ông nhìn rõ được những việc làm sai trái của binh lính, khi họ ngủ quên trong chiến thắng quá lâu mà lơ là mất cảnh giác và những việc họ cần làm và nên làm. Tác giả liệt kê những hành động sai trái của tướng sĩ nhằm phê phán và thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ. Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào việc đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược, để khi giặc tấn công bất ngờ ta cũng không ở thế bị động mà luôn chủ động, sẵn sàng chiến đấu trong bất kì hoàn cảnh nào. Tác giả tập trung vào việc đề cao tinh thần cảnh giác bởi vì bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.
Như vậy, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không chỉ là lời phủ dụ kêu gọi sự thức tỉnh tinh thần chiến đấu của binh sĩ, đề cao tinh thần cảnh giác chứ không được ngủ quên trong chiến thắng mà còn thể hiện được tấm lòng yêu nước nồng nàn của ông.
Xem thêm bài viết khác
- Đoạn trích dưới đây có ba câu chứa từ hứa. Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy
- Viết đoạn văn có câu nghi vấn nhằm mục đích cầu khiến chủ đề bạn bè
- Soạn Văn Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
- Nội dung chính bài Ông Guốc Đanh mặc lễ phục
- Cảm nhận của em về tội ác của thực dân Pháp qua văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc
- Xét các câu sau và trả lời câu hỏi: Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn ? Trong các câu đó , có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao?
- Soạn văn 8 bài: Ôn tập về luận điểm trang 73 sgk
- Nội dung và nghệ thuật bài Đi bộ ngao du
- Nhận xét cảnh mùa hè được miêu tả trong sáu câu đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó
- Giọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo
- Nếu phải viết một bài tập làm văn để giải thích vì sao có thể nói rằng giáo dục là chìa khóa của tương lai thì:
- Phân tích hai khổ khổ đầu của bài thơ Nhớ rừng