Nhận xét giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ
Câu 2: Trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2
Nhận xét giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó "thật là sang"?
Bài làm:
- Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa.
- Tâm trạng của Bác Hồ qua bài thơ: một tinh thần lạc quan, yêu đời. Làm việc hăng say dù trong điều kiện gian khổ, không ngừng cố gắng để giúp cách mjang nước nhà phát triển. Tinh thần lạc quan còn thể hiện ở sự hòa hợp với thiên nhiên một cách tự nhiên của Bác, biến gian khổ khó khăn thành niềm vui, động lực cố gắng.
- Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh,…không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng. Bài thơ cho thấy nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
- Soạn văn 8 bài: Tổng kết phần văn ( tiếp theo) trang 148 sgk
- Nội dung chính bài Đi đường (Tẩu lộ)
- Nội dung chính bài: Câu nghi vấn
- Soạn văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt trang 130 sgk
- Soạn bài Hành động nói (Tiếp theo) Soạn hành động nói - Văn 8
- Nội dung chính bài Tức cảnh Pác Bó
- Viết đoạn văn chứng minh việc đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho con người
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hịch tướng sĩ Ngữ văn 8
- Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Quay cóp, gian lận trong thi cử, kiểm tra, thi cử có rất nhiều tác hại
- Đọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh và câu thứ hai trog phần dịch thơ. Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó
- Tìm hiểu kết cấu bài thơ