Nội dung chính bài Ông đồ

  • 1 Đánh giá

Câu 6: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Ông đồ"

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Vũ Đình Liên (1913 - 1996), là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng
  • Bài thơ: là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên.

2. Phân tích bài thơ

a. Hình ảnh ông đồ thời Nho học thịnh hành:

“ Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

......................người qua

………………….

Như phượng múa rồng bay”

  • Hoàn cảnh: khi tết đến xuân về.
  • Thời gian: Mỗi năm, lại => Hình ảnh ông đồ đã trở nên thân quen, xuất hiện đều đặn giữa cảnh sắc ngày tết. Hình ảnh ông đồ như hoà vào với cái vui vẻ náo nhiệt của phố xá đang đón tết. Ông được mọi người quan tâm.
  • Thái độ của mọi người: Mọi người náo nức tìm đến ông để thuê viết chữ và ngưỡng mộ tài hoa của ông.
  • Tài năng: “Hoa tay…rồng bay”=> Ông đồ như một nghệ sĩ đang trổ tài với những nét chữ uốn lượn sang trọng.

=> Ông đồ là hình ảnh không thể thiếu, là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ.

=> Hình ảnh ông đồ khi còn được mọi người quan tâm, chú ý, đươc "thịnh hành" chính là thời kỳ chữ nho được coi trọng như vẻ đẹp của một giá trị văn hoá cổ truyền của người Việt, góp phần không nhỏ khắc gợi không khí náo nhiệt truyền thống, nét văn hòa không thể bỏ qua của mùa xuân trong tâm thức cổ truyền của dân tộc

b. Hình ảnh ông đồ khi Nho học lụi tàn:

“ Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu…

Ông đồ………………….

Qua đường không ai hay,

Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài trời mưa bụi bay.”

  • Xuất hiện: dịp tết đến xuân về cùng mực tầu, giấy đỏ bên hè phố, nhưng giờ đây đã khác xưa- không có người thuê viết
  • Câu hỏi tu từ, phép nhân hoá: Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm ; Mực đọng trong nghiên sầu” => Nỗi buồn tủi của ông đồ như thấm vào những vật vô tri, vô giác. Ông đồ trơ trọi, lạc lõng, tội nghiệp giữa dòng đời

Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu ⇒ nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không cần ai thuê viết, ngợi khen

c. Tình cảm của nhà thơ:

" Năm nay đào lại nở

................... .. bây giờ”

  • Mùa xuân vẫn về theo quy luật tự nhiên. Hoa đào lại nở.
  • Phố xá đã hoàn toàn vắng bóng, không còn sự tồn tại của ông đồ.
  • NT: Câu hỏi tu từ, kết cuối đầu cuối tương ứng → Nỗi lòng của nhà thơ.

⇒ Nhà thơ thể hiện nỗi lòng bâng khuâng, tiếc nuối một nét đẹp truyền thống văn hoá dân tộc bị tàn phai ⇒ nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Hình ảnh ông đồ thời Nho học thịnh hành:

Mở đầu bài thơ Ông đồ hình ảnh đã xuất hiện trong dòng suy tưởng, hoài niệm của tác giả:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

  • Ông đồ lúc này đây chính là một hình ảnh vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam vào mỗi dịp tết đến xuân về. Cùng với màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tàu và sự đông vui, náo nhiệt của ngày tết thì hình ảnh ông đồ đã trở nên không thể thiếu được trong bức tranh mùa xuân. Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. Dẫu chỉ chiếm một góc nhỏ trên lề phố nhưng trong bức tranh thơ thì ông đồ lại chính là trung tâm, ông đã hòa hết mình vào cái không khí nhộn nhịp của ngày tết với những tài năng mình có.
  • Sự ưa thích đối với ông Đồ cũng chính là xuất phát từ niềm yêu thích đối với chữ Nho. Những nét chữ Nho đẹp, vuông vắn, tươi tắn, mang chứa trong nó những giá trị sâu rễ bền gốc của một thời kì văn hóa, và ông Đồ bằng tài hoa của mình được ngợi khen. Với một người nghệ sĩ còn gì chân quý hơn tấm lòng mến mộ của khách tứ phương. Nhưng thời thế đổi thay,bởi chẳng có gì là vĩnh viễn. Và trong dòng chảy ấy của thời gian, rất dễ cuốn đi những chân giá trị văn hóa tốt đẹp của con người.

2. Hình ảnh ông đồ khi Nho học lụi tàn:

Vẫn xuất hiện cùng mực tầu, giấy đỏ bên hè phố, nhưng giờ đây đã khác xưa, chẳng còn đâu cảnh bao người thuê viết, tấm tắc ngợi khen, mà là cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng….nay đâu?”. Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa, nhưng chẳng còn cầm đến bút, chạm đến giấy vì không có ai biết sự có mặt của ông. Ông đồ ở hai khổ thơ sau là ông đồ một thời tàn, bị bỏ rơi vào sự vô tình, lãng quên của mọi người.

“ Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”

“ Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”.

Đây là những câu thơ đặc sắc trong toàn bộ bài thơ: tả cảnh nhưng chính là nói nỗi lòng, tức là mượn cảnh ngụ tình, là miêt tả mà biểu cảm, ngoại cảnh mà kì thực là tâm cảnh:

  • Tác giả đã nhân hoá “giấy, mực, nghiên” những vật liệu gắn bó thân thiết, là máu thịt, là linh hồn của cuộc đời ông đồ, để nói lên tâm trạng buồn tủi của ông Những tờ giấy đỏ cả ngày phơi ra mà chẳng một lần nhận lấy những nét bút tung hoành nên buồn bã nhợt nhạt đi không còn thắm đỏ nữa. Mực mài sẵn đã lâu không được chiếc bút lông chấm vào như đọng lại bao nỗi sầu tủi.
  • “Lá vàng rơi” vốn đã gợi sự tàn tạ, buồn bã; đây lại là lá vàng rơi trên những tờ giấy dành viết câu đối của ông đồ. Chỉ là “mưa bụi bay” chẳng phải mưa to gió lớn hay mưa rả rích, dầm dề mà sao ảm đạm và lạnh lẽo đến buốt giá. Đấy là mưa trong lòng người chứ đâu còn là mưa ở ngoài trời. Trời đất dường như cũng ảm đạm, buồn bã cùng với ông đồ. Nỗi buồn tủi của ông đồ như đã thấm vào cảnh vật.

Giờ đây ông đồ trở nên trơ trọi lạc lõng, tội nghiệp giữa dòng đời trôi chảy, ông ngồi trong mưa bụi bay và lá vàng rơi trên giấy. Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng ông là một tấn bi kịch, là sự sụp đổ hoàn toàn. ông đồ ở 2 khổ thơ sau là ông đồ một thời tàn, bị bỏ rơi vào sự vô tình, lãng quên của mọi người. Hình ảnh đầy xót xa, thương cảm của một lớp người tài hoa đang bị lãng quên, đang tàn tạ trước sự thay đổi của thời cuộc.

3. Tình cảm của nhà thơ:

Vũ Đình Liên đã bộc lộ nỗi xót xa, niềm hoài cổ của mình qua khổ thơ cuối:

“Năm nay hoa đào nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

  • Hai câu thơ đầu của khổ thơ trên như một lời thông báo rằng mùa xuân này không thấy ông đồ xưa, hình ảnh ông đồ ngồi viết câu đối đỏ đã vĩnh viễn đi vào quá khứ, vĩnh viễn lắng bóng trong cuộc đời. Câu thơ chứa chất bao niềm bâng khuâng, thương tiếc ngậm ngùi của tác giả.
  • Là một câu hỏi tu từ:"Hồn ở đâu bây giờ?" một lời tự vấn của nhà thơ. Câu thơ chứa đầy cảm xúc và mang ý nghĩa khái quát. Từ hình ảnh ông đồ ngồi viết câu đối mỗi độ xuân về, nhà thơ đã nói đến cả một lớp “người muôn năm cũ”.

Câu hỏi đã toát lên niềm thương cảm chân thành trước lớp người đang tàn tạ, thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả đối với cảnh cũ người xưa và sự nuối tiếc của nhà thơ về một giá trị văn hoá cổ truyền đã mất.

4. Tổng kết

  • Nội dung: Khắc họa thành công hình ảnh ông đồ và câu chuyện về cuộc đời của người nghệ sị Nho học với kết cấu chặt chẽ, ngôn từ gợi cảm...
  • Nghệ thuật:
    • Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ
    • Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ
    • Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm

Back to top

  • 268 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 8 tập 2