Nội dung chính bài Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Chiếu dời đô" (Thiên đô chiếu)
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Lí Công Uẩn: (974 - 1028) tức Lí Thái Tổ, là người châu Cổ Pháp, giải phóng Bắc Giang (nay là đảo Đình Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập nhiều chiến công.
- Tác phẩm: được viết vào năm Canh Tuất (1010), muốn dời đô từ Hoa Lư nhỏ hẹp đến Đại La rộng, thuận tiện cho việc mở mang và củng cố, bảo vệ đất nước.
2. Phân tích tác phẩm:
a. Viện dẫn sử sách làm tiền đề.
Việc dời đô là việc thường xuyên xảy ra trong lịch sử và đem lại lợi ích lâu dài
- Nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần dời đô vì muốn đóng đô ở những nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn -> vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
=> Viện dẫn sử sách Trung Quốc có nhiều đời vua cũng từng dời đô để mưu toan nghiệp lớn và đã đem lại những kết quả tốt đẹp: vương triều phồn thịnh đất nước vững bền, Lí Công Uốn muốn nói đến việc chuẩn bị dời đô của mình là không có gì khác thường, trái với quy luật.
b. Soi sử sách vào tình hình thực tế.
- Nhà Đinh, Lê không noi theo dấu cũ -> triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi.
=> Việc dời đô là tất yếu.
=> Bên cạnh lí lẽ lời văn có tính chất tâm tình -> tác động tới tình cảm người đọc, tăng sức thuyết phục.
c. Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để định đô
Lợi thế của thành Đại La:
- Về vị trí địa lí: ở nơi trung tâm trời đất; thế rồng cuộn hổ ngồi. Đúng ngôi nam bắc đông tây; tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.
- Về vị thế chính trị, văn hóa: là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương; là kinh đô bậc nhất…
=> Thành Đại La xứng đáng là thánh địa của trời đất, là nơi thích hợp nhất để đóng đô muôn đời. Qua đó, thể hiện khát vọng của nhà vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia phong kiến.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
a. Viện dẫn sử sách làm tiền đề.
- Để giải tỏa tâm trạng băn khoăn của không ít người trước việc dời đô, tác giả khẳng định dời đô là việc làm thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại phong kiến từ trước tới nay. Lí Công Uẩn viện dẫn gương các triều vua thời cổ đại bên Trung Quốc cũng đã từng dời đô.
- Từ bài học của các đế vương Trung Hoa, đi sâu vào thực tế của Đại Việt, Lí Thái Tổ càng thấy bức xúc, trăn trở: Kinh Đô của Đại Việt đóng ở Hoa Lư, nơi đất hẹp hè thưa, địa thế tuy có hiểm trở nhưng đâu phải là nơi thuận tiện cho việc giao lưu phát triển, làm sao vận nước có thể lâu dài, phong tục có thể phồn vinh như các triều đại Thương, Chu bên Trung Quốc
=> Có thể nói bằng những dẫn chứng trên tác giả lấy đó làm tiền đề và mở đầu cho bản chiếu dời đô của mình. Dời đô không phải là một việc xấu, từ xưa nó đã diễn ra thường xuyên rồi. Mục đích của nó cốt chỉ để làm cho việc mưu sinh thêm thuận lợi, bộ máy hành chính được đặt ở trung tâm của đất nước. Dời để hợp ý trời và thuận lòng dân để từ đó đất nước phồn thịnh kéo dài.
b. Soi sử sách vào tình hình thực tế.
- Tác giả không ngần ngại phê phán những triều đại cũ "Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi".
- Tác giả nói rằng các triều đại nhà Đinh nhà Lê đã không nghe theo ý trời nên chỉ đóng đô ở nơi đây chính vì thế mà triều đại không được lâu dài.. Vậy nên trái với khách quan thì sẽ bị tiêu vong, không đi theo quy luật thì sẽ không có kết quả tốt.
- Tóm lại kinh đô Đại Việt không thể phát triển được trong một quốc gia chật hẹp như thế. Nhưng thực chất thì ở giai đoạn đó hai triều đại chưa đủ mạnh cả thế và lực để tiến hành việc rời đô vùng đồng bằng trống trải nên vẫn phải dựa vào địa thế hiểm trở của rừng núi để chống thù trong, giặc ngoài. Nhưng đến thời Lí, trên đà mở mang phát triển của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa.
=> Những dẫn chứng, lý lẽ hùng hồn làm tăng thêm sức thuyết phục cho bài văn. Cảm xúc ấy chính là cảm xúc mà tác giả muốn phát triển đất nước theo một hướng phát triển thịnh vượng hơn, lâu dài và bền vững hơn.
c. Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để định đô
- Lý Công Uẩn đã chứng minh rằng Đại La xứng đáng là kinh đô của nước Việt muôn đời "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".
- Thành Đại La dưới góc nhìn và phân tích của nhà vua hiện lên là vị trí trung tâm của đất nước, là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Có thể rồng cuộn hổ ngồi, địa hình đa dạng, khoáng đạt, mở ra bốn hướng tiện cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Thành Đại la sở hữu mọi điều kiện để trở thành kinh đô mới của Đại Việt ta.
Tổng kết
- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, kết hợp lí lẽ và tình cảm.
- Nội dung:
- Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Xem thêm bài viết khác
- Xét các câu sau và trả lời câu hỏi: Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn ? Trong các câu đó , có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao?
- Nội dung chính bài Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
- Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8 tập một.
- Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 8 kì 2
- Đặt hai câu nghi vấn không dùng với mục đích để hỏi
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nước Đại Việt ta
- Ôn tập kiến tiếng Việt trong ngữ văn 8 kì 2
- Soạn văn 8 bài: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô- gic) trang 127
- Bài thơ hay ở những điểm nào?
- Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì
- Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào
- Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn chủ đề bạn bè