Chứng minh Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình
Câu 4: Trang 51 sgk ngữ văn 8 tập 2
Chứng minh Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình.
(Gợi ý:
- Trình tự lí lẽ mà Lí Công Uẩn đưa ra để khẳng định việc cần thiết phải dời đô.
- Lời ban bố mệnh lệnh mà lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại. Ngôn từ mang tính chất đối thoại, tâm tình ở hai câu cuối bài chiếu có tác dụng như thế nào?
Bài làm:
- Trình tự lập luận cho việc cần thiết phải dời đô:
- Nêu sử sách bên Trung Quốc làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ.
- Soi tiền đề vào thực tế của hai triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước, cần thiết phải dời đô.
- Đi tới kết luận: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm Kinh Đô.
- Đây là lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại, trao đổi. Ví như "Trẫm rất đau xót về việc đó", đặc biệt là hai câu cuối bài chiếu tại tính chất đối thoại và trao đổi chứ không phải là tính chất đơn thoại, một chiều của người trên ban bố cho kẻ dưới. Và vì thế, lời văn tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa mệnh lệnh của vua với thần dân, ai ai cũng xúc động.
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn hội thoại và xác định vai xã hội, lượt lời của các nhân vật Soạn Văn lớp 8
- Soạn văn 8 bài: Ông Guốc Đanh mặc lễ phục trang 118 sgk
- Căn cứ vào các chỉ dẫn, cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh. Xem xét số lượng nhân vât tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh.
- Soạn văn bài: Câu nghi vấn (tiếp theo)
- Qua văn bản Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Theo em, đây có phải bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ
- Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Ông đồ
- Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích sau
- Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô
- Bài tấu có đoạn bàn về "phép học", đó là những "phép học" nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy?
- Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
- Nội dung chính bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu