Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 8 kì 2
Hiện tại đang là thời gian chuẩn bị bước vào kì thi học kì. Bài Đề cương ôn tập phần tập làm văn trong Ngữ Văn 8 học kì II sẽ tổng kết hết kiến thức đã học từ đầu học kì đến giờ. Thông qua bài học này, các em cần nắm được tổng quan kiến thức chúng mình đã học. Từ đó nắm vững kiến thức để ôn luyện làm bài thi thật tốt.
1. Văn thuyết minh
1.1. Tìm hiểu chung
- Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,...của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích
- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người
- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn
1.2. Dàn ý cho bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm), giới thiệu về một danh làm thắng cảnh
a) Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
- Cần:
- Người viết cần tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó
- Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng
- Dàn ý cho bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
Mở bài: Giới thiệu khái quát về món đồ/ sản phẩm mà mình định thuyết minh
Thân bài:
- Nguyên liệu: Nêu rõ các nguyên, vật liệu, dụng cụ để có thể làm ra sản phẩm
- Cách làm: Nêu các bước tiến hành một cách cụ thể, chi tiết; các điều kiện hoặc các lưu ý trong quá trình làm
- Yêu cầu thành phẩm: Thế nào là một sản phẩm đạt yêu cầu?
Kết bài: Nêu lợi ích của sản phẩm với con người
b) Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Cần:
- Người viết cần đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy.
- Lời văn cần chính xác, biểu cảm
- Dàn ý cho bài thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh
Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh định thuyết minh
Thân bài:
- Trình bày hiểu biết về vị trí, lai lịch, nguồn gốc của danh lam thắng cảnh đó
- Các đặc điểm của danh lam thắng cảnh (Có thể trình bàu theo quan hệ thời gian, không gian, theo các sự kiện gắn liền với danh lam đó)
- Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh đó với cuộc sống của con người
Kết bài: Cảm nghĩ chung về danh lam thắng cảnh hoặc nói về triển vọng phát triển của nó trong tương lai.
2. Văn nghị luận
2.1. Tìm hiểu chung:
- Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu trên báo chí...
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhầm xác lập cho người đọc người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó, muốn thế văn nghị luận phải có quan điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Những tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
2.2. Dàn ý cho bài văn nghị luận
a) Chứng minh
- Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhân định, luận điểm nào đó là đúng đắn là đáng tin cậy.
- Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh
Thân bài:
- Giải thích vấn đề (khi cần thiết): giái thích khái niệm, hoặc nghĩa đen, nghĩa bóng
- Đưa dẫn chứng chứng minh các khía cạnh của vấn đề (D/c theo trình tự hợp lí)
Kết bài: Nhận xét chung về vấn đề (nêu ý nghĩa); rút ra bài học cho bản thân.
b) Giải thích:
- Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người (nhận thức, hiểu rõ sự vật hiện tượng)
- Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích.
Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa của vấn đề: giảii thích khái niệm, hoặc nghĩa đen, nghĩa bóng (trả lời câu hỏi là gì? thế nào ? …)
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề (trả lời câu hói Vì sao? Lí lẽ kết hợp với dẫn chứng).
- Phương hướng, biện pháp vận dụng. (trả lời câu hỏi làm gì? thực hiện như thế nào? bằng cách nào?)
Kết bài: Nhận xét chung về vấn đề (nêu ý nghĩa, tầm quan trọng), rút ra bài học cho bản thân.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Câu cầu khiến
- Hãy cho biết "thú lâm tuyền" ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau
- Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông
- Nội dung chính bài: Hội thoại
- So sánh hình tượng người tù cách mạng qua hai bài thơ Ngắm Trăng và Khi con tu hú
- Vì sao nói việc Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt
- Tuổi trẻ và tương lai đất nước. (Gợi ý : Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn...)
- Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn,hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn.
- Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau
- Hãy tìm hiểu vài khía cạnh của một trong những vấn đề trên ở quê hương em hoặc nơi em đang sinh sống (thôn, xã, huyện, tỉnh, phường, quận, thị xã, thành phố...) Soạn Văn 8
- Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Câu "Đi đi con!" trong đoạn trích trên và câu "Đi thôi con." trong đoạn trích mục I.1 b (tr.30) có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao
- Từ văn bản Bàn luận về phép học, nêu suy nghĩ về phương pháp học tập đúng