Nội dung chính bài: Câu phủ định
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Câu phủ định". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như : không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),...
- Câu phủ định dùng để: Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
B. Nội dung chính cụ thể
1. Đặc điểm hình thức
- Câu phủ định là loại câu có nghĩa phản bác, không đồng ý, phản đối một ý kiến, sự việc, câu chuyện nào đó. Ở đây nó chỉ mang nghĩa là phủ định với ý kiến người khác đưa ra, không xác định ý kiến mình phụ định có thật chính xác không.
- Câu phủ định cụng có đặc điểm hình thức riêng của mình. Đó là việc câu phủ định thường dùng các từ ngữ phủ định. Ví dụ :
- không, không phải, không phải là,...
- chưa, chẳng, chả, chẳng phải, chả phải,..
- đâu phải, đâu có phải,...
- Ví dụ:
- Bài toán này không khó.
- Nó đọc không phải báo mà là truyện.
- Nó về nhà không phải ngày hôm qua.
2. Chức năng:
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. Ta còn gọi đây là câu phủ định miêu tả. Đây là loại câu đưa ra một nhận định, một ý kiến nào đó cho nên có thể xuất hiện ở phần đầu hoặc mở đầu một văn bản. Ví dụ :
- Nam chưa đi Huế
- Nam cũng chẳng đi Hà Nội.
- Bác bỏ một ý kiến, một nhận định. Ta còn gọi đây là câu phủ định bác bỏ. Ví dụ :
- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
- Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc.
Xem thêm bài viết khác
- Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp theo thứ tự giới thiệu như thế nào
- Tục ngữ phương Tây có câu : Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:" Khóc là ... im lăng" .Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào
- Hãy chỉ ra các yếu tỏ biểu cảm trong phần I -Chiến tranh và “người bản xứ” (ở văn bản Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì
- Soạn văn 8 bài: Luyện tập làm văn bản tường trình trang 136 sgk
- Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi: Tôi năm lấy cái vai áo gầy của lão, ôn tồn...... ông giáo cho để khi khác.
- Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây: a, Thế rồi Dế Choắt tắt thở
- Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Ngắm trăng Soạn Văn 8
- Cho biết hai câu nghi vấn sau đây là đúng hay sai? Vì sao? a, Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế? b, Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?
- Nội dung và nghệ thuật văn bản Bàn luận về phép học
- Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ