Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao? Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên
Bài tập 2: Trang 53 sgk ngữ văn 8 tập 2
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
a, Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
b, Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như cả mùa thu vào lòng vào dạ.
(Băng Sơn, Qủa thơm)
c, Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sâu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
(Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội)
- Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?
- Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh những câu mới đặt với những câu trên đây và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn không giống nhau không.
Bài làm:
- Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c). Nhưng những câu phủ định này có điểm đặc biệt là có một từ phủ định kết hợp với mọi từ phủ định khác (như trong a: không phải là không) hay kết hợp với một từ nghi vấn (như trong c: ai chẳng), hoặc kết hợp với một từ phủ định khác và một từ bất định (như trong b: không ai không). Khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định, chứ không phải phủ định.
- Đặt câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên:
- Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song nó vẫn có ý nghĩa.
- Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cỏ mùa thu vào lòng vào dạ.
- Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghến cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
- So với những câu khẳng định mới đặt, những câu phủ định có thêm từ phủ định đi kèm như câu cũ có tính chất nhấn mạnh ý hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Xét các câu sau và trả lời câu hỏi: Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn ? Trong các câu đó , có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao?
- Viết đoạn văn có câu nghi vấn mục đích bộc lộ cảm xúc chủ đề thiên nhiên
- Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Câu "Đi đi con!" trong đoạn trích trên và câu "Đi thôi con." trong đoạn trích mục I.1 b (tr.30) có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao
- Rút ra bài học cho bản thân mình từ bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh
- Nội dung chính bài Khi con tu tú
- Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh Soạn Văn 8
- Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm
- Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Quê hương là điểm tựa cho mỗi con người
- Viết các đoạn văn ngắn khai triển các luận điểm sau
- Soạn Văn 8 bài Chương trình địa phương (phần Văn) trang 127 Soạn Văn 8
- Các câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì
- Soạn văn 8 bài: Tổng kết phần văn ( tiếp theo) trang 148 sgk