Cảm nhận về nhân vật ông Giuôc-đanh trong văn bản Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục
Câu 3: Cảm nhận về nhân vật ông Giuôc-đanh trong văn bản Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục
Bài làm:
Đoạn kịch là câu chuyện hài hước, châm biếm về nhân vật ông Giuôc-đanh đi may lễ phục. Ông vô cùng bực tức, khó chịu và nôn nóng mong đợi bộ trag phục nhưng lại không vừa ý. Ông đã nhận ra những điều bất hợp lí ở đôi bít tất và đôi giày nhưng bác phó may đã vô cùng “vụng chèo, khéo chống” đưa ra những lí lẽ thuyết phục rằng chúng rất hợp với ông Giuôc-đanh. Và tính chất kịch được đẩy lên cao trong đoạn đối thoại về bộ trang phục đang may, dù nhận ra bông hoa may bị ngược nhưng khi bác phó may nói rằng các nhà quý tộc đều mặc ngược như vậy thì ông Giuôc-đanh lại vô cùng thích thú. Qua đó, ta thấy được sự mê muội, ngu dốt, ông Giuôc-đanh. Ông muốn học đòi làm sang nhưng lại thiếu hiểu biết nên trở thành nạn nhan của thói học đòi. Và trong cuộc đối thoại với đám thợ phu, tính cách đó của ông càng được bộc lộ sâu sắc hơn. Khi được gọi là “ông lớn”, ông thích chí và thưởng cho họ. Và khi danh xưng được tăng lên thành “cụ lớn”, “đức ông” thì ông càng ra sức thưởng. Đó là tiếng cười sâu cay của tác giả với kẻ háo danh, ưa nịnh, khao khát được làm quý tộc như ông Giuôc-đanh. Vì vài tiếng gọi xu nịnh mà ông đã mất rất nhiều tiền và bị sự cười cợt của đám thơ. Câu chuyện về ông Giuôc-đanh đã mang đến cho người đọc tiếng cườisảng khoái và cũng để lại bài học cho mỗi chúng ta về cách nhìn nhận trong cuộc sống.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài xã hội mà em cho là cần viết văn bản thông báo (không lặp lại tình huống đâ học trong sách giáo khoa).
- Cảm nhận về nhân vật ông Giuôc-đanh trong văn bản Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục
- Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao
- Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô
- Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?
- Nội dung chính bài Hịch tướng sĩ
- Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?
- Tuổi trẻ và tương lai đất nước. (Gợi ý : Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn...)
- Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau: a, Bao giờ anh đi hà Nội? b, Anh đi Hà Nội bao giờ?
- Tục ngữ phương Tây có câu : Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:" Khóc là ... im lăng" .Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào
- Đề 2 bài tập làm văn số 6 ngữ văn lớp 8: Từ bài Bàn luận về phép học....
- Soạn văn 8 bài: Ôn tập về luận điểm trang 73 sgk