-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Nội dung chính bài Khi con tu tú
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Khi con tu tú"
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Tố Hữu: (1920 -2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Các tác phẩm chính: các tập thơ Từ ấy (1937 -1946), Việt Bắc (1946 - 1977), Gió lộng (1955 -1961), Ra trận (1962 -1971),...
- Tác phẩm: sáng tác vào tháng 7 năm 1939, in trong tập Từ ấy - tập thơ đầu tay của Tố Hữu, khi ông trong nhà lao Thừa phủ, khi tác giả bị bắt giam ở đây.
2. Phân tích bài thơ
a. Bức tranh mùa hè:
Cảnh mùa hè thật rực rỡ, tươi đẹp tràn đầy sức sống, rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị... Tất cả được thức dậy từ tiếng chim tu hú:
- Âm thanh : Tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều.
- Cảnh vật :lúa chiêm đang chín., mảnh vườn râm.
- Màu sắc: Nắng đào, bắp vàng, trời xanh.
- Hương vị : Trái cây ngọt.
Phạm vi miêu tả rộng, tỉ mỉ (bầu trời, cánh đồng , từ khu vườn đến mảnh sân, từ màu sắc đến hương vị).. Mùa hè được người chiến sĩ cách mạng cảm nhận bằng thính giác, bằng sức tưởng tượng mạnh mẽ, mùa hè tràn vào phòng giam qua âm thanh của tiếng chim tu hú
b. Tâm trạng người tù cách mạng:
Cảm xúc:
- Cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khát khao chảy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục trở về với cuộc sống tự do bên ngoài:"đạp tan phòng"
- Nhịp thơ bất thường, động từ mạnh, từ cảm thán.
=> Tâm trạng bực bội, ngột ngạt khao khát tự do đến cháy bỏng muốn đạp tan phòng giam để trở về với cuộc sống tự do.
=> Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ thể hiện sự thay đổi diễn biến tâm trạng của tác giả một cách logic và hợp lí. Tiếng chim ấy đã tạo cho bài thơ sự mở đầu và kết thúc tự nhiên, gợi mở. Tiếng chim chính là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống, của tự do khác với tiếng chim ở đầu bài thơ là tiếng chim báo hiệu hè về, tiếng gọi bầy, tiếng chim hiền lành gắn với mùa màng, quả chín, tiếng chim tự do.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Bức tranh mùa hè:
Mở đầu bài thơ, với tựa đề "Khi con tu hú", tác giả muốn khẳng định đây là một thứ âm thanh mở ra mạch cảm xúc của toàn bài thơ:
“Khi con tu hú gọi bầy”
Tiếng kêu của chim tu hú trên đồng quê gọi bầy, nghe bồi hồi tha thiết, báo hiệu một mùa hè đã đến. Tiếng chim tu hú gọi bầy đó cũng đã thức dậy một nỗi nhớ sâu xa trong Tố Hữu. Trong thế giới tăm tối của ngục tù, nhà thơ đã huy động nhiều giác quan để hình dung, tưởng tượng đồng quê thân thuộc ngoài kia:
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hat đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..."
Mặc dù đang ở trong tù nhưng lại vẽ ra một cảnh tượng như đang đứng ở đầu làng quê yên bình, có cánh đồng lúa và có vườn cây trái Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, màu sắc hài hòa với những âm thanh sống động. Đó là màu rộm vàng của lúa chín, sắc đỏ lấp ló của quả ngọt, màu vàng tươi của ngô, sắc đào tươi của nắng, màu xanh thẳm của trời cao... tiếng ve ngân râm ran. Dưới ngòi bút và sự tưởng tượng của nhà thơ, bức tranh mùa hè có tiếng ve râm ran, có sân ngô phơi vàng, bầu trời xanh cao rộng và tiếng sáo diều vi vu. Đó là một bức tranh có cảnh gần – xa, cảnh cao – thấp và tràn ngập màu sắc, âm thanh. Đó quả là những vần thơ đẹp, đầy mộng tưởng tình tứ.
2. Tâm trạng người tù cách mạng:
- Tâm trạng khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài: Thể hiện qua bức tranh mùa hè. Tiếng chim tu hú đã mở ra cả một bức tranh mùa hè tươi đẹp trong tâm tưởng người tù cách mạng. Những hình ảnh tiêu biểu của mùa hè đã được khắc họa. Tiếng chim tu hú đã thức dậy, nở ra và bắt nhíp cho sự sống: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, không gian bao la khoáng đạt,... trong cảm nhận người tù. Tất cả thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, sự nhạy cảm với những biến động của đất trời trong tâm hồn người tù. Người tù ở đây khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài, muốn được hòa nhập với thế giới tự do ấy.
- Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, khao khát tự do của người tù được thể hiện trong bốn câu thơ cuối, tâm trạng người tù được thể hiện trực tiếp. Tác giả sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng mạnh để miêu tả (đạp tan phòng, chết uất), nhiều từ ngữ cảm thán (ổi, thôi, làm sao). Nhịp điệu câu thơ ngắt bất thường: nhịp 6/2 (Mà chân muốn đạp tan phòng / hè ôi), nhịp 3/3 (Ngột làm sao / chết uất thôi). Người tù cảm thấy ngột ngạt đến cao độ muốn hành động: chân muốn đạp tan phòng. Tâm trạng ấy thể hiện sự khao khát đến tột cùng cuộc sống tự do, muốn thoát khỏi căn phòng giam tù ngục của người tù.
3. Tổng kết
- Nội dung: Lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng.
- Nghệ thuật:
- Thơ lục bát bình dị, tha thiết pha giọng vui đùa.
- Giọng thơ tự nhiên
- Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong cảnh tù đày
Xem thêm bài viết khác
- Xét các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến
- Qua văn bản Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Căn cứ vào các chỉ dẫn, cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh. Xem xét số lượng nhân vât tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh.
- Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh
- Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích sau
- Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao
- Viết đoạn văn ngắn cảm nhận khổ 3 bài thơ Nhớ rừng
- Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì
- Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “Học đi đôi với hành”
- Viết một đoạn Mở bài và Kết bài cho đề văn: “ Giới thiệu trường em”
- Soạn văn 8 bài: Tổng kết phần văn trang 130 sgk
- Nội dung chính bài Ông Guốc Đanh mặc lễ phục