Xét các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến
Câu 1: Trang 31 sgk ngữ văn 8 tập 2
Xét các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
a, Hãy lấy gạo làm làm bánh mà tế lễ Tiên Vương.
(Bánh chưng, bánh giầy)
b, Ông giáo hút trước đi.
(Nam Cao, Lão Hạc)
c, Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không?
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến?
Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.
Bài làm:
- Các câu trên là câu cầu khiến vì có chứa các từ mang ý nghĩa cầu khiến: hãy, đi, đừng.
- Chủ ngữ trong các câu trên đều chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ một nhóm người có mặt trong đối thoại. Cụ thể:
- Trong (a): chủ ngữ vắng mặt (ở đây ngầm hiểu là Lang Liêu, căn cứ vào những câu trước đó).
- Trong (b): Chủ ngữ là Ông giáo.
- Trong (c): Chủ ngữ là chúng ta.
- Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ của các câu trên, về cơ bản nghĩa của các câu ít nhiều đều có sự thay đổi. Ví dụ:
- Con hãy lấy gạo làm bành mà lễ Tiên Vương (không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn).
- Hút trước đi (ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn).
- Nay cách anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không (thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu ở đây chỉ nói những người khác mà không bao gồm người nói)
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn hội thoại và xác định vai xã hội, lượt lời của các nhân vật Soạn Văn lớp 8
- Soạn văn 8 bài: Ông Guốc Đanh mặc lễ phục trang 118 sgk
- Căn cứ vào các chỉ dẫn, cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh. Xem xét số lượng nhân vât tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh.
- Soạn văn bài: Câu nghi vấn (tiếp theo)
- Qua văn bản Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Theo em, đây có phải bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ
- Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Ông đồ
- Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích sau
- Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô
- Bài tấu có đoạn bàn về "phép học", đó là những "phép học" nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy?
- Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?
- Nội dung chính bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu