Nội dung chính bài: Câu cầu khiến
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Câu cầu khiến". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu câu khiến ; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên báo,...
- Khi viết, câu câu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhãn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
B. Nội dung chính cụ thể
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
Câu cầu khiến trong tiếng việt còn được gọi là câu mệnh lệnh, là loại câu có những từ câu khiến như hãy, đừng, chớ,… ở phía trước động từ, những từ đi, thôi, nào,… ở phía sau động từ. Câu cầu khiến được sử dụng với ngữ điệu để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hay khuyên bảo người nghe nên làm hoặc không làm điều gì.Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Đặc điểm:
- Câu cầu khiến có thể mang ngữ điệu cầu khiến, và ngữ điệu ấy thường tới từ việc sử dụng động từ – cụm động từ với sắc thái nhấn mạnh vấn đề. Câu cầu khiến cũng thường sử dụng những từ ngữ mang tính chất ra lệnh hay yêu cầu. Từ cầu khiến có thể xen đứng trước động từ hoặc sau động từ trung tâm.
Chức năng:
- Câu cầu khiến được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, bởi đây là loại câu có thể dùng làm ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc khuyên nhủ. Tùy theo mục đích cầu khiến mà người dùng có thể lựa chọn từ ngữ để tại vị câu cho phù hợp.
Ví dụ 1: Một số câu cầu khiến như:
– Ăn nhanh lên nào!
– Hãy đứng lên đi!
Ví dụ 2:
– Hãy ăn cơm nhanh đi! → đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh.
– Tất cả chúng ta cùng đi tiếp nào. → đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh nhưng ý cầu khiến không cần nhấn mạnh vấn đề nên có thể kết thúc bằng dấu chấm.
– Đừng chơi game nữa! → đây là câu cầu khiến có mục đích khuyên bảo.
Xem thêm bài viết khác
- Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?
- Soạn văn bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Phân tích đoạn thơ đoàn thuyền đánh cá trở về trong bài thơ Quê hương
- Nội dung chính bài Bàn luận về phép học
- Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau
- Soạn văn 8 bài: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô- gic) trang 127
- Nêu rõ các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân. Người dân thuộc địa có thực “tình nguyện” hiến dâng xương máu như lòi lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không
- Viết đoạn văn có câu nghi vấn mục đích bộc lộ cảm xúc chủ đề gia đình
- Xét các câu sau và trả lời câu hỏi: Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn ? Trong các câu đó , có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao?
- Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý : cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biẽn ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh đối lập... có hiệu quả.)
- Đoạn trích dưới đây có ba câu chứa từ hứa. Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy
- Theo em, đây có phải bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ