Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? Người dân mà tác giả nói tới là ai ? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào
372 lượt xem
Câu 2: trang 69 sgk ngữ văn 8 tập 2
Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? Người dân mà tác giả nói tới là ai ? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào ?
Bài làm:
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được tiếp thu từ khái niệm đạo đức của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêu nước, thương dân, đem lại cuộc dống bình yên cho nhân dân. Vì thế, người làm việc nhân nghĩa phải biết thương yêu, chăm lo cho muôn dân, biết chiến đấu để bảo vệ dân.
- Người dân mà tác giả nói đến là những người dân đen, người dân lao động chân lấm tay bùn. Họ chính là những con người thuộc tầng lớp dưới của xa hội - tầng lớp bị trị. Họ là những người thấp cổ bé họng trong đất nước nhưng lại có sức mạnh vô cùng lớn lao, bởi phần đông của đất nước là những người dân lao động như thế.
- Kẻ bạo ngược mà tác giả nhắc tới là những kẻ áp bức bóc lột nhân dân, là kẻ thù xâm lược. Đó là kẻ mạnh, là tầng lớp thống trị và những kẻ thù lăm le muốn xâm chiếm nước ta, biến nước ta thành một phần của nước chúng, biến dân ta thành nô lệ, biến văn hóa của ta thành trò hề kệch cỡm. Và tất nhiên, với những kẻ ấy, mạng sống, quyền lợi của con dân Đại Việt đâu có là gì?
Xem thêm bài viết khác
- Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiến đề cho toàn bài, tất cả nội dung. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào
- Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh
- Đặt hai câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc: a, Trước tình cảm của một người thân dành cho mình
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Quê hương
- Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp, vì sao
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
- Tìm hiểu kết cấu bài thơ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Câu "Đi đi con!" trong đoạn trích trên và câu "Đi thôi con." trong đoạn trích mục I.1 b (tr.30) có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhan đề của bài thơ Khi con tu hú
- Soan văn 8 bài: Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) trang 86 sgk
- Nhận xét cảnh mùa hè được miêu tả trong sáu câu đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó