Quan sát bảng 2, đọc thông tin, hãy: Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó đã phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của khu vực Nam Á theo hướng nào?

23 lượt xem

b) Đặc điểm kinh tế

Quan sát bảng 2, đọc thông tin, hãy:

  • Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó đã phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của khu vực Nam Á theo hướng nào?
  • Trình bày những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ.

Bài làm:

Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ:

  • Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ (từ 44,5% lên 48%).
  • Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (từ 28,4% xuống 25%).
  • Tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng có giảm nhẹ và chưa ổn định, nhưng nhìn chung không đáng kể (27,1% xuống 27%).

Có thể nói, sự chuyển dịch trên thể hiện những thành tựu trong sự phát triển kinh tế Ấn Độ nói riêng và nền kinh tế Nam Á nói chung, đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, nền công nghiệp hiện đại.

Những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ:

Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á: GDP đạt 477 tỉ USD, tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP/người là 460 USD.

- Về công nghiệp:

  • Công nghiệp có nhiều ngành đạt trình độ cao, giá trị sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới.
  • Phát triển nền công nghiệp hiện đại gồm các ngành công nghiệp chính: công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng...và các ngành công nghiệp nhẹ. Nổi tiếng nhất là công nghiệp dệt với hai trung tâm chính là Côn-ca-a và Mum-bai.
  • Phát triển các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, máy tính…)

- Nông nghiệp không ngừng phá triển, cuộc ‘‘cách mạng xanh’’ và ‘‘cách mạng trắng’’ đã mang lại nhiều thành tựu lớn, giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.

- Dịch vụ phát triển, chiếm 48% trong tổng GDP.

Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội