Đọc thông tin, kết hợp quan sát, hãy: Giải thích vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu cách mạng công nghiệp ở Anh
Đọc thông tin, kết hợp quan sát, hãy:
- Giải thích vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh.
- Cho biết những phát minh lớn nào có ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp ở Anh. Phát minh nào có ý nghĩa quyết định nhất? Vì sao?
- Giải thích vì sao cuối thế kỉ 18 – đầu thế kỉ 19, nước Anh được gọi là “công xưởng của thế giới”?
Bài làm:
Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vì:
- Cuộc cách mạng tư sản giữa thế kỉ 17 đã gạt bỏ những trở ngại về chính trị và xã hội, tạo điều kiện cho cách mạng trong sản xuất.
- Công nghiệp Anh phát triển mạnh, có nhiều tiến bộ về kĩ thuật.
- Sự tích lũy tư bản ở Anh diễn ra sớm hơn và vẫn dựa vào sự bóc lột trong nước kết hợp với việc buôn bán, cướp bóc ở các thuộc địa.
Như vậy, ở Anh đã xuất hiện những điều kiện để tiến hành cách mạng công nghiệp: vốn, nhân công và phát minh kĩ thuật.
Một số phát minh có ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp ở nước Anh có thể kể đến là:
- 1735: A-bra-man phát minh ra phương pháp lấy than cốc từ than đá để luyện gang.
- 1764: Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.
- 1769: Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
- 1784: Máy hơi nước do Giêm-oát chế tạo ra được đưa vào sử dụng.
- 1785: Các-rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên chạy bằng hơi nước, năng suất tăng 40 lần.
- Đầu thế kỉ 19: Tàu thủy chạy bằng máy hơi nước thay thế dần thuyền buồm, xe lửa và đường sắt bắt đầu được sử dụng.
Trong đó, phát minh có ý nghĩa quyết định nhất là máy hơi nước được Giêm-Oát phát minh vào năm 1784 vì việc phát minh ra máy hơi nước giúp các nhà máy có thể được xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện; góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải; thúc đẩy bước chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công đến sản xuất cơ khí máy móc.
Cuối thế kỉ 18 – đầu thế kỉ 19, nước Anh được gọi là “công xưởng của thế giới” vì:
Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt nước Anh. Năng suất lao động tăng cao, nhiều khu công nghiệp, thành phố lớn xuất hiện. Sản xuất tư bản chủ nghĩa tăng nhanh. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Chính vì vậy, nước Anh được gọi là “công xưởng của thế giới”.
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào bảng 1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc và Nê-pan. Từ biểu đồ đã vẽ, cho biết sự khác biệt về cơ cấu kinh tế của hai quốc gia này.
- Khoa học xã hội 8 bài 14: Kinh tế châu Á
- Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
- Hãy lập bảng theo mẫu sau vào vở và điền những nội dung phù hợp.
- Dựa vào hình 1, hãy cho biết em đang sinh sống ở miền địa lí tự nhiên nào? Nêu hiểu biết của em về miền tự nhiên đó
- Khoa học xã hội 8 bài 1: Biển đảo Việt Nam
- Tìm hiểu vài nét về châu Á trước sự xâm lược của thực dân phương Tây
- Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của lịch sử nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941:
- Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Cho biết các hình 12, 13, 14, 15, 16 chứng tỏ điều gì? Theo em, đối tượng nào chịu tác động lớn nhất hậu quả của khủng hoảng kinh tế?
- Dựa vào bảng 4, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện tỉ trọng sản lượng gạo và cà phê của Đông Nam Á so với thế giới. Vì sao khu vực có thể canh tác được những loại cây trồng này.
- Dựa vào hình 2, hãy xác định vị trí địa lí và giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Quan sát hình 1, em biết gì về các nhân vật lịch sử trong hình.