Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 8)

45 lượt xem

Bài có đáp án. Đề kiểm tra Sinh học 10 học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 8). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quá trình hô hấp hiếu khí của vi sinh vật nhân sơ diễn ra ở bộ phận nào sau đây?

  • A. Ti thể.
  • B. Màng tế bào chất và tế bào chất.
  • C. Chất nhân.
  • D. Tế bào chất và ribôxôm.

Câu 2: Vi sinh vật chỉ tồn tại và sinh trưởng được trong môi trường có oxi được gọi là:

  • A. Vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.
  • B. Vi sinh vật kị khí bắt buộc.
  • C. Vi sinh vật hiếu khí không bắt buôc.
  • D. Vi sinh vật kị khí không bắt buộc.

Câu 3: Vỏ ngoài của virut có bản chất:

  • A. Một lớp vỏ lipit và prôtêin.
  • B. Lớp lipit kép và prôtêin.
  • C. Lớp lipit kép.
  • D. Một lớp prôtêin.

Câu 4: Thời gian chu kỳ của tế bào gan là 6 tháng, giả sử một nhóm tế bào của lá gan trái có thời gian chu kỳ là 1 tháng thì sẽ gây ra hiện tượng:

  • A. Cơ thể bị bệnh u gan.
  • B. Cơ thể bị chết do xơ gan.
  • C. Cơ thể bị viêm gan.
  • D. Cơ thể khỏe mạnh do gan rất lớn.

Câu 5: Trong một chu kỳ tế bào, bộ NST 2n kép xuất hiện đầu tiên ở giai đoạn nào sau đây?

  • A. Giữa pha G1.
  • B. Đầu pha G2.
  • C. Kì đầu của nguyên phân.
  • D. Đầu pha S.

Câu 6: Khi nói về capsome, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Capsome có bản chất là prôtêin.
  • B. Các capsome có thể sắp xếp theo dạng xoắn hoặc tạo thành khối đa diện để bao bọc lấy lõi axit nuclêic bên trong.
  • C. Ở các virut có cấu trúc xoắn, các capsome liên kết với ADN tạo thành cấu trúc NST sơ khai.
  • D. Capsome là đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut.

Câu 7: Virut HIV tấn công vào loại tế bào nào sau đây?

  • A. Hồng cầu.
  • B. Tiểu cầu.
  • C. Cơ.
  • D. Bạch cầu.

Câu 8: Vi sinh vật sinh trưởng tốt ở độ pH 6-8 và ngừng sinh trưởng ở pH < 4 hoặc pH > 9 thuộc nhóm vi sinh vật:

  • A. Ưa trung tính.
  • B. Ưa bazơ.
  • C. Ưa axit và trung tính.
  • D. Ưa axit.

Câu 9: Vi khuẩn lactic dinh dưỡng theo kiểu nào sau đây?

  • A. Quang tự dưỡng.
  • B. Quang dị dưỡng
  • C. Hóa tự dưỡng.
  • D. Hóa dị dưỡng.

Câu 10: Ở những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virut HIV trong những loại dịch nào sau đây?

  • A. Nước tiểu, mồ hôi.
  • B. Máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo.
  • C. Nước mắt, mồ hôi.
  • D. Nước tiểu, nước mắt, mồ hôi.

Câu 11: Bệnh nào sau đây lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa?

  • A. Bệnh tả.
  • B. Bệnh lao.
  • C. Bệnh cúm.
  • D. Bệnh sởi.

Câu 12: Để phân giải lipit thì vi sinh vật cần tiết ra loại enzym nào sau đây?

  • A. Amilaza.
  • B. Peptidaza.
  • C. Proteaza.
  • D. Lipaza.

Câu 13: Một tế bào thuộc cơ thể lưỡng bội có bộ NST 2n = 14. Các NST trong tế bào được nhân đôi nhưng có 2 NST thuộc cặp số 1 và cặp số 3 không phân li. Tế bào con được tạo rấu nguyên phân có số lượng NST là:

  • A. 16 và 16.
  • B. 14 và 14.
  • C. 12 và 12.
  • D. 28

Câu 14: Ruồi giấm 2n = 8. Vào kì sau của giảm phân 1 có một cặp NST không phân li. Kết thúc lần giảm phân 1 sẽ tạo ra:

  • A. 2 tế bào con, mỗi tế bào con đều có 4 NST đơn.
  • B. 2 tế bào con, mỗi tế bào con đều có 4 NST kép.
  • C. 1 tế bào có 3 NST kép, 1 tế bào có 5 NST kép.
  • D. 1 tế bào có 3 NST đơn, 1 tế bào có 5 NST đơn.

Câu 15: Cơ chế tác động của các hợp chất phenol lên vi sinh vật là

  • A. oxi hóa các thành phần tế bào.
  • B. bất hoạt prôtêin.
  • C. diệt khuẩn có tính chọn lọc.
  • D. biến tính các prôtêin.

Câu 16: Khi nói về ứng dụng của lên men lactic trong việc muối hoa quả, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Vi khuẩn lactic đã phá vỡ tế bào làm cho hoa quả tóp lại.
  • B. Tất cả các loại rau quả đều có thể muối dưa.
  • C. Khi muối rau, quả người ta cho một lượng muối bằng 4 đến 6% khối lượng khô của rau chỉ để tiêu diệt vi khuẩn lên men thối.
  • D. Trong các loại rau, quả dùng để muối dưa phải có một lượng đường tối thiểu để có thể hình thành một lượng axit lactic.

Câu 17: Thoi phân bào có chức năng nào sau đây?

  • A. Là nơi xảy ra quá trình tự nhân đôi của ADN và NST.
  • B. Là nơi NST bám vào và giúp NST phân ly về các cực của tế bào.
  • C. Là nơi NST xếp thành hàng ngang trong quá trình phân bào.
  • D. Là nơi NST bá vào để tiến hành nhân đôi thành NST kép.

Câu 18: Vi sinh vật có tốc độ tăng trưởng nhanh là nhờ những đặc điểm nòa sau đây?

I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh.

II. Hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh.

III. Sinh tổng hợp các chất nhanh.

IV. Kích thước nhỏ bé.

  • A. I, II, III, IV.
  • B. I, II, III.
  • C. I, IV.
  • D. I, III, IV.

Câu 19: Yếu tố ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình muỗi chua rau quả là:

  • A. nhiệt độ.
  • B. ánh sáng.
  • C. độ ẩm.
  • D. độ pH.

Câu 20: Đối với cơ thể đơn bào, nguyên phân có ý nghĩa:

  • A. giúp cơ thể lớn lên.
  • B. giúp cơ thể sinh sản.
  • C. giúp cơ thể vận động.
  • D. giúp thực hiện chu kỳ tế bào.

Câu 21: NST có hình dạng đặc trưng cho loài ở gia đoạn nào sau đây?

  • A. Kì giữa.
  • B. Kì trung gian.
  • C. Kì cuối.
  • D. Kì đầu.

Câu 22: Ở động vật có một số bệnh do virut có lõi ARN gây ra. Việc sử dụng văcxin phòng những bệnh này có hiệu quả rất thấp vì:

  • A. Các virut này có enzim phân hủy các vacxin phòng bệnh.
  • B. Virut có lõi ARN có tần số phát sinh đột biến cao, vacxin không đáp ứng kịp tốc độ thay đổi đặc tính kháng nguyên của virut.
  • C. Các vacxin chỉ có tác dụng phòng bệnh đối với các bệnh do virut có lõi ADN tạo ra.
  • D. Virut có lõi ARN chỉ bám bên ngoài tế bào nên không chịu tác động của các kháng thể do vacxin kích thích ra.

Câu 23: Khi nói về giảm phân, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Mỗi tế bào có thể tiến hành giảm phân một hoặc nhiều lần.
  • B. Giảm phân trải qua hai lần phân bào nhưng NST chỉ có nhân đôi một lần.
  • C. Phân bào giảm phân diễn ra ở mọi tế bào ở cơ quan sinh dục.
  • D. Phân bào giảm phân không có quá trình phân chia tế bào chất.

Câu 24: Trong quá trình phân chia tế bào chất, hoạt động chỉ xảy ra ở té bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là:

  • A. Hình thành vách ngăn ở giữa tế bào.
  • B. Màng nhân xuất hiện bao lấy NST.
  • C. NST co xoắn cực đại.
  • D. Thoi tơ vô sắc biến mất.

Câu 25: Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm?

  • A. Bệnh lao.
  • B. Bệnh cúm.
  • C. Bệnh bạch tạng.
  • D. Bệnh dại.

Câu 26: Một tế bào 2n tiến hành nguyên phân, nếu thoi vô sắc không được hình thành thì

  • A. không tạo ta được tế bào mới.
  • B. tạo ra được 2 tế bào mới đều có bộ NST 4n.
  • C. tạo ra được 1 tế bào n và một tế bào 3n.
  • D. tạo ra được một tế bào mới có bộ NST 4n.

Câu 27: Khi nói về thời gian thế hệ, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Thời gian để một quần thể tăng số lượng cơ thể cho đến khi cân bằng.
  • B. Thời gian để số lượng cơ thể của quần thể tăng gấp ba.
  • C. Thời gian để số lượng cơ thể của quần thể tăng theo cấp số mũ.
  • D. Thời gian từ khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia.

Câu 28: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở kì cuối củ giảm phân 1 mà không có ở kì cuối của giảm phân 2?

  • A. Màng nhân xuất hiện.
  • B. Thoi tơ vô sắc biến mất.
  • C. Các NST ở dạng sợi kép.
  • D. NST ở dạng sợi đơn.

Câu 29: Ở kì đầu của quá trình giảm phân 2 không có hiện tượng:

  • A. NST co ngắn và hiện rõ dần.
  • B. NST tiếp hợp và trao đổi chéo.
  • C. màng nhân phồng lên và biến mất.
  • D. thoi tơ vô sắc bắt đầu hình thành.

Câu 30: Hình thức sinh sản hữu tính có ở nhóm sinh vật:

  • A. vi khuẩn, nấm xạ khuẩn.
  • B. vi khuẩn, nấm, tảo.
  • C. vi khuẩn, nấm, tảo, động vật nguyên sinh.
  • D. nấm, tảo, động vật nguyên sinh.

Câu 31: Hoạt động sản xuất bia đã lợi dụng hoạt động của loại vi sinh vật nào sau đây?

  • A. Vi khuẩn lactic đông hình.
  • B. Vi khuẩn lactic dị hình.
  • C. Nấm men rượu.
  • D. Nấm cúc đen.

Câu 32: Loại tế bào nào sau đây virut H5N1 không ký sinh?

  • A. Tế bào của chim.
  • B. Tế bào của cây lúa.
  • C. Tế bào của gà.
  • D. Tế bào của vịt.

Câu 33: Vi sinh vật hóa dị dưỡng nhận cacbon từ hợp chất nào sau đây?

  • A. Chất hữu cơ.
  • B. Khí cacbonic.
  • C. Đường.
  • D. Prôtêin.

Câu 34: Vật trung gian truyền bệnh của bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em là đối tượng nào sau đây?

  • A. Ruồi.
  • B. Chấy rận.
  • C. Muỗi.
  • D. Gia cầm.

Câu 35: Có 10 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là:

  • A. 20.
  • B. 8.
  • C. 6.
  • D. 4.

Câu 36: Thành phần nào sau đây được xem là là bộ gen của virut?

  • A. ADN.
  • B. ARN, prôtêin.
  • C. ADN hoặc ARN.
  • D. Nuclêôxôm.

Câu 37: Phân bào 1 của giảm phân được gọi là phân bào giảm nhiểm vì nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Ở kì cuối, bộ NST có dạng sợi kép, nhả xoắn.
  • B. Mỗi tế bào con đều có bộ NST đơn bội.
  • C. Hàm lượng ADN của tế bào con bằng một nửa tế bào mẹ.
  • D. Bộ NST của tế bào con bằng một nửa so với tê bào mẹ.

Câu 38: Điểm khác biệt cơ bản giữa môi trường nuôi cấy tự nhiên và môi trường nuôi cấy khác là:

  • A. Các chất trong môi trường đều có nguồn gốc tự nhiên.
  • B. Gồm các chất mà một nửa xác định được còn một nửa thì không.
  • C. Gồm các chất đã xác định được thành phần và tỉ lệ.
  • D. Gồm các chất có nguồn gốc tự nhiên và các hóa chất thông dụng.

Câu 39: Vi sinh vật nhân sơ sinh sản theo hình thức nào sau đây?

  • A. Trực phân.
  • B. Phân bào giảm nhiễm.
  • C. Phân bào nguyên nhiễm.
  • D. Phân bào nguyên nhiễm và giảm nhiễm.

Câu 40: Sự hình thành nối liên kết hóa học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và té bào chủ diễn ra ở giai đoạn

  • A. hấp thụ.
  • B. xâm nhập.
  • C. tổng hợp.
  • D. lắp ráp.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội