Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 10)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề kiểm tra Sinh học 10 học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 10). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong tế bào, axit piruvic được oxi hóa để tạo thành hợp chất A, sau đó chất A đi vào chu trình Creb. Chất A là:

  • A. Axit lactic.
  • B. ATP.
  • C. Glucôzơ.
  • D. Axetyl-CoA.

Câu 2: Giai đoạn đường phân không sử dụng chất nào sau đây?

  • A. Glucôzơ.
  • B. NAD+.
  • C. ATP.
  • D. O2.

Câu 3: Thứ tự các pha trong chu kì tế bào là:

  • A. S; G2; M; G1.
  • B. G1; G2; M; S.
  • C. G1; S; G2; M.
  • D. G2; M; G1; S.

Câu 4: Để gây đột biến đa bội có hiệu quả cần cho cônsixin tác động vào giai đoạn nào sau đây của chu kì tế bào?

  • A. Pha S kì trung gian.
  • B. Pha G1 kì trung gian.
  • C. Pha G2 kì trung gian.
  • D. Kì sau nguyên phân.

Câu 5: Ở phân bào giảm phân té bào con có bộ NST bằng một nửa tế bào mẹ, vì:

  • A. Giảm phân diễn ra hai lần phân bào liên tiếp.
  • B. Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con.
  • C. NST nhân đôi 1 lần nhưng phân li 2 lần.
  • D. Giảm phân gắn liền với qua trình tạo giao tử.

Câu 6: Sắc tố quang hợp có chức năng nào sau đây?

  • A. Tạo màu sắc lá.
  • B. Hấp thụ ánh sáng và chuyển hóa năng lượng.
  • C. Tổng hợp chất hữu cơ.
  • D. Bảo vệ cơ thể thực vật

Câu 7: Sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin là:

  • A. ATP, NADPH.
  • B. APG (axit phôtphoglixêric).
  • C. ALPG (andehit phôtphoglixêric).
  • D. RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điphôtphat).

Câu 8: Trước khi bước vào chu trình Creb, tổng số chất khử được tạo ra khi phân giải 10 phân tử 10 phân tử glucôzơ là:

  • A. 20 NADH.
  • B. 30 NADH.
  • C. 40 NADH.
  • D. NADH.

Câu 9: Quá trình lên men lactic dị hình tạo ra những sản phẩm nào sau đây?

  • A. Axit lactic; O2.
  • B. Axit lactic; etanol; axit axetic; CO2.
  • C. Axit lactic.
  • D. Axit axetic.

Câu 10: Một loài sinh vật chỉ sinh trưởng tốt trong môi trường có ánh sáng và được cung cấp đủ các chất hữu cơ. Vi sinh vật này có kiểu dinh dưỡng

  • A. hóa tự dưỡng.
  • B. quang dị dưỡng.
  • C. hóa dị dưỡng.
  • D. quang tự dưỡng.

Câu 11: Trong công nghệ sinh học người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục nhằm mục đích nao sau đây?

  • A. Làm tăng tốc độ sinh trưởng của sinh vật.
  • B. Kéo dài thời gian tồn tại của cơ thể sinh vật.
  • C. Duy trì quần thể vi sinh vật ở trạng thái cân bằng.
  • D. Thu được nhiều sản phẩm và sinh khối tế bào vi sinh vật.

Câu 12: Có bao nhiêu con đường dưới đây là con đường xâm nhập của virut vào cơ thể thực vật?

I. Qua phấn hoa hoặc qua hạt.

II. Qua sự chích hút của côn trùng.

III. Qua các vết xây sát.

IV. Xâm nhập trực tiếp qua bề mặt lá.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 13: Virut bám trên bề mặt tế bào chủ nhờ:

  • A. Prôtêin bề mặt của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào.
  • B. Bề mặt tế bào có các thụ thể.
  • C. Virut đã gây ảm ứng với tế bào chủ và tế bào chủ có ái lực đối với virut.
  • D. Màng tế bào có chứa prôtêin.

Câu 14: Một tế bào sinh dục của lúa có bộ NST 2n = 24 nguyên phân 5 đợt rồi chuyển sang vùng chín giảm phân tạo giao tử. Nguyên liệu môi trường cần cung cấp cho cả hai quá trình đó tương đương với số lượng NST đơn là:

  • A. 4200.
  • B. 1512.
  • C. 744.
  • D. 768.

Câu 15: Quá trình giảm phân tạo ra được nhiều giao tử là do những nguyên nhân nào sau đây?

I. Diễn ra hai lần phân bào liên tiếp.

II. Nó diễn ra ở các loài sinh sản hữu tính.

III. Ở kì giữa 1 có nhiều kiểu sắp xếp NST.

IV. Ở đầu kì 1 có sự trao đổi chéo giữa các NSt tương đồng.

  • A. I, II, III.
  • B. II, III, IV.
  • C. III, IV.
  • D. I, II, III, IV.

Câu 16: Giai đoạn đường phân diễn ra ở cấu trúc nào sau đây?

  • A. Ti thể.
  • B. Màng tế bào.
  • C. Nhân tế bào.
  • D. Tế bào chất.

Câu 17: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của pha tối?

  • A. Glucôzơ.
  • B. H2O.
  • C. NADPH.
  • D. NADP+.

Câu 18: Hệ thống nuôi cấy nào sau đây giúp quần thể vi khuẩn có thể sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài?

  • A. Hệ thống kín.
  • B. Hệ thống nuôi cấy.
  • C. Hệ thống mở.
  • D. Hệ thống an toàn.

Câu 19: Hình thức sinh sản bằng bào tử hữu tính khác sinh sản bằng bào tử vô tính ở đặc điểm nào sau đây?

  • A. Có quá trình nguyên phân và giảm phân.
  • B. Có quá trình nguyên phân và thụ tinh nhân tạo lưỡng bội.
  • C. Có quá trình thụ tinh nhân tạo lưỡng bội.
  • D. Có quá trình giảm phân và thụ tinh nhân tạo lưỡng bội.

Câu 20: Dựa vào nhu cầu về nhân tố sinh trưởng người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 21: Intefêron do tế bào tiết ra để chống lại virut, chống lại tế bào ung thư. Intefêron có bản chất là:

  • A. Prôtêin.
  • B. Kháng nguyên.
  • C. ARN đặc biệt.
  • D. ADN đặc biệt.

Câu 22: Cho các giai đoạn:

I. Đường phân

II. Chuỗi truyền điện tử.

III. Chu trình Creb.

IV. Biến đổi axit piruvic thành axetyl-CoA.

Quá trình phân giải glucôzơ theo con đường hô hấp hiếu khí thường diễn ra theo thứ tự các giai đoạn:

  • A. I, II, III, IV.
  • B. II, I, III, IV.
  • C. I, III, II, IV.
  • D. I, IV, III, II.

Câu 23: Vào kì đầu của quá trình phân bào màng nhân phồng lên rồi biến mất. Sự biến mất của màng nhân có ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Giúp tế bào giảm khối lượng.
  • B. Giúp NST thực hiện việc co xoắn.
  • C. Tạo điều kiện cho NST bám lên thoi tơ vô sắc.
  • D. Giúp thoi tơ vô sắc được hình thành.

Câu 24: Một tế bào có bộ NST 2n = 20 tiến hành giảm phân bình thường. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Vào kì giữa của giảm phân 1, tế bào có 40 crômatit.
  • B. Vào kì đầu của giảm phân 2, mỗi tế bào có 10 tâm động.
  • C. Vào kì sau của giảm phân 2, tế bào có 10 NST đơn.
  • D. Vào kì sau của giảm phân 1, các NST đều ở dạng kép.

Câu 25: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của quá trình hô hấp và quá trình lên men?

  • A. Sinh ra ATP.
  • B. Giải phóng ôxi.
  • C. Tổng hợp các chất hữu cơ.
  • D. Giải phóng cacbonic.

Câu 26: Người ta thường gọi tên của quá trình lên men theo tên gọi của yếu tố nào sau đây?

  • A. Cơ chế lên men.
  • B. Loại vi sinh vật lên men.
  • C. Enzym xúc tác.
  • D. Sản phẩm được tích lũy.

Câu 27: Dị hóa ở vi sinh vật là quá trình:

  • A. Tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
  • B. Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
  • C. Phân giải chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
  • D. Tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.

Câu 28: Người ta tiến hành thí nghiệm đánh dấu ôxi phóng xạ (O18) vào nguyên liệu của quá trình hô hấp hiếu khí là glucôzơ thì sau một thời gian thì ôxi phóng xạ sẽ được tìm thấy ở sản phẩm:

  • A. CO2.
  • B. NADH.
  • C. H2O.
  • D. ATP.

Câu 29: Vì sao có mặt của nhiều loại sắc tố sẽ làm tăng hiệu quả quang hợp?

  • A. Vì nếu loại này bị hỏng sẽ có loại khác thay thế.
  • B. Vì lá có màu sắc sặc sỡ nên quang hợp sẽ tốt hơn.
  • C. Vì khi đó hiệu suất hấp thụ ánh sáng sẽ cao hơn.
  • D. Vì khi đó sẽ có nhiều trung tâm phản ứng quang hợp.

Câu 30: Vi khuẩn H.pylori ký sinh trong dạ dày người thuộc nhóm vi sinh vật

  • A. ưa kiềm.
  • B. ưa pH trung tính.
  • C. ưa axit.
  • D. ưa lạnh.

Câu 31: Một chu trình nhân lên của virut có mấy giai đoạn cơ bản:

  • A. 5 giai đoạn.
  • B. 3 giai đoạn.
  • C. 4 giai đoạn.
  • D. 6 giai đoạn.

Câu 32: Khi nhiễm vi sinh vật gây bệnh, người ta thấy có kháng thể xuất hiện trong dịch thể của cơ thể như: máu, bạch huyết, màng phổi, dịch dạ dày,... Loại tế bào nào sau đây có khả năng sinh sản ra kháng thể đó?

  • A. Tế bào gan.
  • B. Tế bào limphô T1.
  • C. Tế bào limphô B.
  • D. Tế bào limphô T2.

Câu 33: Để quá trình quang hợp xảy ra cần phải có những yếu tố nào sau đây?

I. Ánh sáng; II. CO2; III. H2O; IV. O2; V. Bộ máy quang hợp.

  • A. I, II, III, V.
  • B. I, II, IV, V.
  • C. I, III, IV, V.
  • D. I, II, III, IV.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Tất cả các sắc tố ở lá cây đều làm nhiệm vụ quang hợp.
  • B. Sắc tố quang hợp phân bố ở trên màng thylacôit.
  • C. Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở các loài thực vật.
  • D. Tất cả các tế bào thực vật đều tiến hành quang hợp.

Câu 35: Các phản ứng trong pha tối của quang hợp sử dụng năng lượng từ

  • A. ánh sáng.
  • B. NADPH.
  • C. ATP.
  • D. ATP và NADPH.

Câu 36: Ở kì nào của quá trình nguyên phân, NST có dạng sợi mảnh?

  • A. Kì đầu.
  • B. Kì giữa.
  • C. Kì sau.
  • D. Kì cuối.

Câu 37: Hiện tượng tiếp hợp và có thể dẫn đến trao đổi chéo giữa các crômatit trong cặp NST tương đồng được diễn ra ở giai đoạn

  • A. kì đầu của giảm phân 2.
  • B. kì sau của giảm phân 2.
  • C. kì đầu của giảm phân 1.
  • D. kì sau của giảm phân 1.

Câu 38: Biết rằng n là số lần phân chia, N0 là tế bào ban đầu. Công thức nào sau đây nói về sự tăng số lượng tế bào của vi sinh vật?

  • A. N0.2.n
  • B. N0.2n
  • C. N0.2n+1

  • D. N0.2n + 1

Câu 39: Khi uống rượu chưng cất bằng phương pháp thủ công thường bị đau đầu, nguyên nhân là do:

  • A. Chưa khử hết vi sinh vật.
  • B. Chứa nhiều tạp chất.
  • C. Có andehit trong rượu.
  • D. Nồng độ cồn cao.

Câu 40: Thành phần nào sau đây có trong sữa mẹ mà không có trong các loại sữa bột và sữa đặc?

  • A. Kháng nguyên.
  • B. Kháng thể và lizozim.
  • C. Chất vi lượng.
  • D. Lợi khuẩn.
Xem đáp án
  • 45 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021