Trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dựa vào trạng thái sẵn sàng sinh ra công hay không người ta chia năng lượng thành 2 dạng là:
- A. Cơ năng và quang năng
- B. Hóa năng và động năng
- C. Thế năng và động năng
- D. Hóa năng và nhiệt năng
Câu 2: Nói về enzim, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Enzim có thể có thành phần chỉ là protein hoặc protein kết hợp với các chất khác không phải là protein
- B. Enzim là thành phần không thể thiếu trong sản phẩm của phản ứng sinh hóa mà nó xúc tác
- C. Enzim làm tăng tốc độc phản ứng sinh hóa và nó sẽ bị phân hủy sau khi tham gia vào phản ứng
- D. ở động vật, enzim do các tuyến nội tiết tiết ra
Câu 3: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
- A. trung tâm điều khiển
- B. trung tâm vận động
- C. trung tâm phân tích
- D. trung tâm hoạt động
Câu 4: Năng lượng mà tế bào thu được khi kết thúc giai đoạn đường phân một phân tử glucozo là
- A. 2ADP
- B. 1ADP
- C. 2ATP
- D. 1ATP
Câu 5: Pha tối quang hợp xảy ra ở cấu trúc nào sau đây?
- A. chất nền của lục lạp
- B. các hạt grana
- C. màng tilacoit
- D. các lớp màng của ll
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế của quang hợp?
- A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối diễn ra sau
- B. Pha tối diễn ra trước, pha sáng diễn ra sau
- C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời
- D. Chỉ có pha sáng, không có pha tối
Câu 7: Nhóm sắc tố carotenoit có vai trò nào dưới đây?
- A. Hấp thụ năng lượng ánh sáng và bảo vệ diệp lục trước ánh sáng mạnh
- B. Tổng hợp ATP và NADPH để cung cấp cho quá trình quang hợp
- C. Sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng cho tế bào
- D. Tạo màu sắc sặc sỡ cho lá, hoa và quả lúc chín
Câu 8: “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một trong các nguyên nhân nào sau đây?
- A. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu
- B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức
- C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu
- D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể
Câu 9: Một số chất có khả năng gây ức chế cảm nhiễm đối với enzym. Cơ chế tác động của chất ức chế cảm nhiễm là:
- A. gắn chặt vào trung tâm hoạt động của enzym
- B. làm thay đổi độ pH của môi trường phản ứng
- C. ngăn không cho enzym giải phóng sản phẩm
- D. làm biến đổi trung tâm hoạt động của enzym
Câu 10: Trình tự các giai đoạn trong chu trình Canvin là:
- A. Cố định → Tái sinh chất nhận → Khử APG thành ALPG
- B. Cố định CO2 → Khử APG thành ALPG → Tái sinh chất nhận
- C. Khử APG thành ALPG → Cố định Tái sinh chất nhận
- D. Khử APG thành ALPG → Tái sinh chất nhận → Cố định
Câu 11: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ
- A. Ánh sáng mặt trời
- B. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp
- C. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp
- D. Tất cả các nguồn năng lượng trên
Câu 12: ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở
- A. Cả 3 nhóm photphat
- B. 2 liên kết photphat gần phân tử đường
- C. 2 liên kết giữa 2 nhóm photphat ở ngoài cùng
- D. Chỉ 1 liên kết photphat ngoài cùng
Câu 13: ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì
- ATP là một hợp chất cao năng
- ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc chuyển nhóm photphat cuối cùng cho các chất đó để tạo thành ADP
- ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế bào
- Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.
Những giải thích đúng trong các giải thích trên là
- A. (1), (2), (3)
- B. (3), (4)
- C. (2), (3), (4)
- D. (1), (2), (3), (4)
Câu 14: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
- A. Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat
- B. Bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat
- C. Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat
- D. Bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat
Câu 15: Giai đoạn chu trình Creb không sử dụng oxi nhưng nếu thiếu oxi thì giai đoạn này không diễn ra. Nguyên nhân là vì không có oxi nên dẫn tới:
- A. không đốt cháy được các chất hữu cơ
- B. không có nguyên liệu cho phản ứng hô hấp
- C. chuỗi truyền điện tử bị ức chế nên không sản sinh ra , $FAD^{+}$ để cung cấp cho chu trình Creb
- D. tế bào bị chết vì không có nguồn dinh dưỡng
Câu 16: Trong pha sáng, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ
- A. Quá trình quang phân li nước
- B. Quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng trở thành trạng thái kích động
- C. Hoạt động của chuỗi truyền electron
- D. Sự hấp thụ năng lượng của nước
Câu 17: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau
(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian
(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
Trình tự các bước là
- A. (2) → (1) → (3)
- B. (2) → (3) → (1)
- C. (1) → (2) → (3)
- D. (1) → (3) → (2)
Câu 18: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
- A. trung tâm điều khiển
- B. trung tâm vận động
- C. trung tâm phân tích
- D. trung tâm hoạt động
Câu 19: Các chất dưới đây được sinh ra trong tế bào sống?
(1) Saccaraza (2) proteaza (3) nucleaza (4) lipit
(5) amilaza (6) saccarozo (7) protein (8) axit nucleic
(9) lipaza (10) pepsin
Những chất nào trong các chất trên là enzim?
- A. (1), (2), (3), (4), (5)
- B. (1), (6), (7), (8), (9), (10)
- C. (1), (2), (3), (5), (9), (10)
- D. (1), (2), (3), (5), (9)
Câu 20: Enzim nào sau đây tham gia xúc tác quá trình phân giải protein?
- A. amilaza
- B. Saccaraza
- C. pepsin
- D. mantaza
Câu 21: Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là
- A. Chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng
- B. Chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng
- C. Chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng
- D. Chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng