Trắc nghiệm sinh học 10 chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Căn cứ vào nguồn dinh dưỡng là cacbon, người ta chia các vi sinh vật quang dưỡng thành 2 loại là
- A. Quang tự dưỡng và quang dị dưỡng
- B. Vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật quang dị dưỡng
- C. Quang dưỡng và hóa dưỡng
- D. Vi sinh vật quang dưỡng và vi sinh vật hóa dương
Câu 2: Một loại vi sinh vật chỉ sinh trưởng được trong môi trường có ánh sáng và chất hữu cơ. Vậy kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật này là:
- A. Hóa tự dưỡng
- B. Hóa dị dưỡng
- C. Quang dị dưỡng
- D. Quang tự dưỡng
Câu 3: Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?
- A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng
- B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng
- C. Vi sinh vật quang tự dưỡng
- D. Vi sinh vật hóa dưỡng
Câu 4: Ở vi sinh vật, lipit được tạo nên do sự kết hợp giữa các chất nào sau đây?
- A. Glixerol và axit amin
- B. Glixerol và axit béo
- C. Glixerol và axit nucleic
- D. Axit amin và glucozo
Câu 5: Hiện nay trên thị trường có các loại bột giặt sinh học. Bột giặt sinh học được hiểu theo nghĩa nào sau đây?
- A. Có chứa chất tẩy rửa tổng hợp
- B. Chứa enzym và nhiều chất tẩy rửa khác nhau
- C. Chứa một hoặc nhiều enzym từ vi sinh vật
- D. Chứa một loại chất tẩy rửa đặc thù
Câu 6: Trong công nghệ sinh học người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục nhằm mục đích nào sau đây?
- A. Làm tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật
- B. Kéo dài thời gian tồn tại của quần thể vi sinh vật
- C. Duy trì quần thể vi sinh vật ở trạng thái cân bằng
- D. Thu được nhiều sản phẩm và sinh khối tế bào vi sinh vật
Câu 7: Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm
- A. Nguồn năng lượng và khí CO2
- B. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng
- C. Ánh sáng và nhiệt độ
- D. Ánh sáng và nguồn cacbon
Câu 8: Khi nói về nguồn vật chất của vi sinh vật, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ làm nguồn cacbon là vi sinh vật dị dưỡng
- B. Vi sinh vật hóa dưỡng chỉ sử dụng chất hữu cơ làm nguồn năng lượng
- C. Vi sinh vật tự dưỡng chỉ sử dụng làm nguồn cacbon
- D. Vi sinh vật sử dụng ánh sáng làm nguồn năng lượng là vi sinh vật quang dưỡng
Câu 9: Khi nói về kiểu dinh dưỡng của các vi sinh vật, chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây?
- A. Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng
- B. Vi khuẩn tía không chứa S dinh dưỡng theo kiểu quang dị dưỡng
- C. Nấm dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng
- D. VI khuẩn nitrat hóa dinh dưỡng theo kiếu hóa tự dưỡng
Câu 10: Hiện nay con người thường sử dụng đối tượng nào sau đây để sản xuất sinh khối, axit amin, chất xúc tác sinh học, gôm sinh học?
- A. Động vật
- B. Thực vật
- C. Vi sinh vật
- D. Enzym của vi sinh vật
Câu 11: Trong quá trình tổng hợp polosaccarit, chất khởi đầu là
- A. Axit amin
- B. Đường glucozo
- C. ADP
- D. ADP – glucozo
Câu 12: Trong các vi sinh vật “vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, nấm, tảo lục đơn bào”, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là
- A. Nấm
- B. Tảo lục đơn bào
- C. Vi khuẩn lam
- D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
Câu 13: Ý nào sau đây là đúng khi nói về quá trình lên men?
- A. Lên men là quá trình chuyển hóa hiếu khí
- B. Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí
- C. Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là các phân tử vô cơ
- D. Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là
Câu 14: Quá trình lên men lactic có sự tham gia của
- A. Vi khuẩn lactic đồng hình
- B. Vi khuẩn lactic dị hình
- C. Nấm men rượu
- D. A hoặc B
Câu 15: Vi sinh vật được sử dụng trong quá trình sản xuất sữa chua là
- A. Vi khuẩn lactic
- B. Vi khuẩn lam
- C. Nấm men
- D. Vi khuẩn axetic
Câu 16: Khi nói về thời gian thế hệ, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Thời gian để một quần thể tăng số lượng cơ thể cho đến khi cân bằng
- B. Thời gian để số lượng cơ thể của quần thể tăng gấp ba
- C. Thời gian để số lượng cơ thể của quần thể tăng theo cấp số mũ
- D. Thời gian từ khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó được phân chia
Câu 17: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật đạt cực đại và không đổi theo thời gian ở pha nào sau đây?
- A. Pha log
- B. Pha suy vong
- C. Pha lag
- D. Pha cân bằng
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 17: Quang hợp Sinh học lớp 10
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 5: Protein
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 16: Hô hấp tế bào
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 10 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 2: Cấu trúc của tế bào (P2)