Trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Enzym một thành phần có đặc điểm nào sau đây?

  • A. chỉ gồm một chuỗi polipeptit
  • B. chỉ do protein cấu tạo nên
  • C. chỉ có một trung tâm hoạt động
  • D. là một phần của enzym hoàn chỉnh

Câu 2: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm:

  • A. Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt)
  • B. Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)
  • C. Nước, khí cacbonic và đường
  • D. Khí cacbonic, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)

Câu 3: Quá trình đường phân xảy ra ở

  • A. Trên màng của tế bào
  • B. Trong tế bào chất (bào tương)
  • C. Trong tất cả các bào quan khác nhau
  • D. Trong nhân của tế bào

Câu 4: Enzym không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Hoạt tính xúc tác mạnh
  • B. Tính chuyên hóa cao
  • C. Sử dụng năng lượng ATP
  • D. Thực hiện nhiều phản ứng trung gian

Câu 5: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

  • A. Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat
  • B. Bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat
  • C. Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat
  • D. Bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat

Câu 6: Năng lượng trong ATP là dạng năng lượng:

  • A. Hoạt năng
  • B. Cơ năng
  • C. Hóa năng
  • D. Động năng

Câu 7: Liên kết P~P ở trong phân tử ATP là liên kết cao năng, nó rất dễ bị tách ra để giải phóng năng lượng. Nguyên nhân là vì:

  • A. phân tử ATP là một chất giàu năng lượng
  • B. phân tử ATP có chứa ba nhóm photphat cao năng
  • C. các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
  • D. đây là liên kết yếu, mang ít năng lượng nên rất dễ bị phá vỡ

Câu 8: Nói về hoạt tính của enzim, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Hoạt tính của enzim luôn tăng tỉ lệ thuận với nồng độ cơ chất
  • B. Một số chất hóa học có thể ức chế sự hoạt động của enzim
  • C. Một số chất hóa học khi liên kết với enzim làm tăng hoạt tính của enzim
  • D. Với một lượng cơ chất không đổi, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim

Câu 9: Axit xucxinic là cơ chất của enzym xucxinat đehiđrogennaza. Axit malonic là một chất ức chế của enzym này. Cách nào sau đây giúp xác định đưuọc axit malonic là chất ức chế cạnh tranh hay chất ức chế không cạnh tranh?

  • A. Tăng nồng độ cơ chất khi phản ứng đag bị ức chế, sau đó theo dõi tốc độ phản ứng
  • B. Tăng nồng độ enzym khi phản ứng đang bị ức chế, sau đó theo dõi tốc độ phản ứng
  • C. Tăng nồng độ chất ức chế khi phản ứng đnag bị ức chế sau đó theo dõi tốc độ phản ứng
  • D. Tăng nồng độ cơ chất và enzym khi phản ứng đang bị ức chế, sau đó theo dõi tốc độ phản ứng

Câu 10: Trải qua giai đoạn đường phân và chu trình Creb, một phân tử glucozo sẽ tạo ra được tổng số phân tử ATP là:

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 8
  • D. 36

Câu 11: Quá trình hô hấp có ý nghĩa:

  • A. đảm bảo sự cân bằng và $CO^{2}$ trong khí quyển
  • B. tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật
  • C. làm sạch môi trường
  • D. chuyển hóa gluxit thành , $H_{2}O$ và năng lượng

Câu 12: Đặc điểm chỉ có ở hô hấp kị khí mà không có ở hô hấp hiếu khí là:

  • A. diễn ra trong môi trường không có
  • B. không trải qua giai đoạn chuỗi truyền điện tử
  • C. sản phẩm tạo ra có ATP, . $H_{2}O$
  • D. diễn ra ở mọi tế bào vi khuẩn

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không có ở quang hợp?

  • A. Sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể từ chất vô cơ
  • B. Tạo ra ATP cung cấp cho tế bào vận động hoặc phân giải các chất khác
  • C. Chuyển hóa quanh năng thành hóa năng, tích lũy trong các liên kết hóa học
  • D. Chỉ diễn ra ở những sinh vật có sắc tố quang hợp (thực vật, tảo, một số vi khuẩn)

Câu 14: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?

  • A. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi
  • B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
  • C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng
  • D. Điều hòa tỷ lệ khí của khí quyển

Câu 15: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm:

  • A. Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt)
  • B. Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)
  • C. Nước, khí cacbonic và đường
  • D. Khí cacbonic, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)

Câu 16: Qua chu trình Crep, mỗi phân tử axetyl – CoA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử

  • A. 4 phân tử
  • B. 1 phân tử
  • C. 3 phân tử
  • D. 2 phân tử

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Đường được tạo ra trong pha sáng
  • B. Khí oxi được giải phóng trong pha tối
  • C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào
  • D. Oxi sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước

Câu 18: Vì sao hầu hết lá cây có mày xanh?

  • A. Vì lá có chứa sắc tố diệp lục nên màu xanh
  • B. Vì lá làm nhiệm vụ quang hợp nên phải có màu xanh
  • C. Vì lá chứa diệp lục, diệp lục phản xạ tia xanh nên có màu xanh
  • D. Vì đó là màu của lá khi còn non, về già thì lá chuyển thành màu vàng

Câu 19: Khi nói về sắc tố quang hợp, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Các sắc tố quang hợp truyền năng lượng hấp thụ được về cho diệp lục a
  • B. Mọi thực vật đều có diệp lục a để thực hiện phản ứng quang hóa
  • C. Ở một số loài cây có lá màu đỏ là do hàm lượng Carotenoit nhiều hơn diệp lục
  • D. Tế bào lá cây ngô có 3 nhóm sắc tố là: Clorophil, carotenoit và phicobilin

Câu 20: Cho các phân tử:

(1) ATP (2) ADP (3) AMP (4) N2O

Những phân tử mang liên kết cao năng là

  • A. (1), (2)
  • B. (1), (3)
  • C. (1), (2), (3)
  • D. (1), (2), (3), (4)

Câu 21: Nếu màng trong của ti thể bị phá vỡ thì ATP không được tổng hợp theo phương thức hóa thẩm. Vì nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Chuỗi truyền điện tử bị ức chế
  • B. Chu trình Creb không diễn ra
  • C. Không còn sự chênh lệch nồng độ
  • D. ATP bị mất đi do ti thể mất màng trong

Câu 22: Khi nói về chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacot của lục lạp và trên màng ti thể, phát biểu nào dưới đây sai?

  • A. Chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacot của lục lạp các điện tử e đến từ diệp lục còn trên màng ti thể các điện tử e đến từ chất hữu cơ
  • B. Năng lượng tham gia chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacot có nguồn gốc từ ánh sáng, còn năng lượng tham gia chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng ti thể có nguồn gốc từ chất hữu cơ
  • C. Chất nhận điện tử cuối cùng trong cả hai chuỗi truyền trên đều là oxi
  • D. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được dùng để truyền tải qua màng
Xem đáp án
  • 32 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021