Trắc nghiệm sinh học 10 chương 4: Phân bào (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chương 4: Phân bào (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ở cơ thể người, phân bào nguyên phân có ý nghĩa như thế nào sau đây?
- A. Thay thế các tế bào đã chết và làm cho cơ thể lớn lên
- B. Giúp cơ thể tạo ra các giao tử để duy trì giống nòi
- C. Giúp cơ thể thực hiện việc tư duy và vận động
- D. Giúp cơ thể lớn lên và tạo giao tử để thực hiện sinh sản
Câu 2: Quá trình nguyên phân của một hợp tử ở đậu Hà lan đã tạo nên 8 tế bào con. Số NST trong các tế bào con ở kì sau của lần nguyên phân cuối trong quá trình trên là:
- A. 32
- B. 128
- C. 64
- D. 16
Câu 3: Trật tự hai giai đoạn chính của nguyên phân là
- A. Tế bào phân chia → nhân phân chia
- B. nhân phân chia → tế bào chất phân chia
- C. nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc
- D. chỉ có nhân phân chia, còn tế bào chất thì không phân chia
Câu 4: Khi nói về phân bào giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Tất cả mọi tế bào đều có thể tiến hành giảm phân
- B. Từ 1 tế bào 2n qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra bốn tế bào n
- C. Quá trình giảm phân luôn tạo ra tế bào con có bộ NST đơn bội
- D. Sự phân bào giảm phân luôn dẫn tới quá trình tạo giao tử
Câu 5: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là
- A. Các NST đều ở trạng thái đơn
- B. Các NST đều ở trạng thái kép
- C. Có sự dãn xoắn của các NST
- D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào
Câu 6: Kì trung gian được gọi là thời kì sinh trưởng của tế bào vì:
- A. kì này nằm trung gian giữa hai lần phân bào
- B. nó diễn ra sự nhân đôi của NST và trung thể
- C. Nó diễn ra quá trình sinh tổng hợp các chất, các bào quan
- D. nó là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình phân chia của tế bào
Câu 7: Có các phát biểu sau về kì trung gian:
- Có 3 pha: G1, S và G2
- Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng
- Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép
- Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào
Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
- A. (1), (2)
- B. (3), (4)
- C. (1), (2), (3)
- D. (1), (2), (3), (4)
Câu 8: Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biết quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ. Nguyên nhân là vì:
- A. Cacbon là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống
- B. Cacbon chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống
- C. Cacbon có khối lượng phân tử là 12
- D. Cacbon có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử (cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác)
Câu 9: Cacbonhidrat không có chức năng nào sau đây ?
- A. Cấu tạo nên thành tế bào
- B. Cấu tạo nên màng tế bào
- C. Dự trữ chất dinh dưỡng
- D. Điều hòa thân nhiệt
Câu 10: Cấu trúc của Timin khác với Uraxin bởi yếu tố nào sau đây?
- A. Thành phần đường và loại bazo nito
- B. Thành phần đường và loại axit photphoric
- C. Cách thức liên kết giữa photphoric với đường
- D. Cách thức liên kết giữa đường với bazo nitoric
Câu 11: Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây?
- A. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào
- B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào
- C. Mỗi chiếc về một cực tế bào
- D. Đều nằm ở giữa tế bào
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở kì cuối của giảm phân 1 mà không có ở kì cuối của giảm phân 2?
- A. Màng nhân xuất hiện
- B. Thoi tơ vô sắc biến mất
- C. NST ở dạng sợi đơn
- D. Các NST ở dạng sợi kép
Câu 13: Bộ máy Gongi có cấu tạo:
- A. Gồm các hạt Gongi xếp thành một bộ máy
- B. Gồm các tấm màng hình cung xếp song song và thông với nhau
- C. Gồm các túi màng hình cung xế song song và không thông với nhau
- D. Gồm các túi không thông với nhau, có màng bao bọc bên ngoài
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân?
- A. Phân li các NST đơn
- B. Phân li các NST kép, không tách tâm động
- C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào
- D. Tách tâm động rồi mới phân li
Câu 15: Thứ tự các kì trong giai đoạn phân chia nhân là
- A. Kì đầu → kì sau → kì cuối → kì giữa
- B. Kì đầu → kì giữa → kì cuối → kì sau
- C. Kì đầu → kì sau→ kì giữa → kì cuối
- D. Kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối
Câu 16: Ở gà có 2n = 78. Quan sát dưới kính hiển vi thấy một nhóm tế bào đang nguyên phân, các NST đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Một tế bào gà nguyên phân liên tiếp 3 lần cần môi trường cung cấp
- A. 624 NST đơn
- B. 546 NST đơn
- C. 234 NST đơn
- D. 624 NST kép
Câu 17: Cho dữ liệu:
(1) đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật vào giữa hiển vi trường
(2) quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành dưới vật kính ×10 để sơ bộ xác định vùng có nhiều tế bào đang phân chia
(3) chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào giữa hiển vi trường và quan sát dưới vật kính ×40
(4) nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản
Dưới kính hiển vi, hình thái NST rõ nét, đặc trưng nhất ở kì nào?
- A. kì đầu
- B. kì giữa
- C. kì sau
- D. kì cuối
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 1: Thành phần hóa học của tế bào (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 1: Thành phần hóa học của tế bào (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Virus và bệnh truyền nhiễm (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
- Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 4)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 33: Ôn tập phần Sinh học vi sinh vật
- Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 8)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 2: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 3: Virus và bệnh truyền nhiễm (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 10 học kì I (P1)