Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề kiểm tra Sinh học 10 học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là:

  • A. Hoá tự dưỡng.
  • B. Quang tự dưỡng.
  • C. Hoá dị dưỡng.
  • D. Quang dị dưỡng.

Câu 2: Trong các hình thức sinh sản sau đây thì hình thức sinh sản đơn giản nhất là:

  • A. Nguyên phân.
  • B. Phân đôi.
  • C. Giảm phân.
  • D. Nẩy chồi.

Câu 3: Sinh sản theo lối nẩy chồi xảy ra ở vi sinh vật nào sau đây ?

  • A. Nấm men.
  • B. Trực khuẩn.
  • C. Xạ khuẩn.
  • D. Tảo lục.

Câu 4: Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật ?

  • A. Prôtêin.
  • B. Pôlisaccarit.
  • C. Mônôsaccarit.
  • D. Phênol.

Câu 5: Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của các vi sinh vật thuộc nhóm ưa ấm là:

  • A. 5 - 100C.
  • B. 20 - 400C.
  • C. 10 - 200C.
  • D. 40 - 500C.

Câu 6: Môi trường nào sau đây có chứa ít vi khuẩn ký sinh gây bệnh hơn các môi trường còn lại ?

  • A. Trong đất ẩm.
  • B. Trong máu động vật.
  • C. Trong sữa chua.
  • D. Trong không khí.

Câu 7: Hình thức sống của virut là:

  • A. Sống kí sinh không bắt buộc.
  • B. Sống hoại sinh.
  • C. Sống cộng sinh.
  • D. Sống kí sinh bắt buộc.

Câu 8: Vỏ capxit của virút được cấu tạo bằng chất:

  • A. Axit đêribônuclêic
  • B. Axit ribônuclêic
  • C. Prôtêin
  • D. Đisaccarit

Câu 9: Quá trình nhân lên của Virut trong tế bào chủ bao gồm mấy giai đoạn:

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 10: Virut được tạo ra rời tế bào chủ ở giai đoạn nào sau đây?

  • A. Giai đoạn tổng hợp.
  • B. Giai đoạn phóng thích.
  • C. Giai đoạn lắp ráp.
  • D. Giai đoạn xâm nhập.

Câu 11: Tế bào nào sau đây bị phá huỷ khi HIV xâm nhập vào cơ thể chủ:

  • A. Tế bào limphô T.
  • B. Đại thực bào.
  • C. Các tế bào của hệ miễn dịch
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12: Hoạt động nào sau đây không lây truyền HIV?

  • A. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV.
  • B. Bắt tay qua giao tiếp.
  • C. Truyền máu đã bị nhiễm HIV.
  • D. Tất cả các hoạt động trên.

Câu 13: Con đường nào có thể lây truyền HIV?

  • A. Đường máu.
  • B. Đường tình dục.
  • C. Qua mang thai hay qua sữa mẹ nếu mẹ nhiễm HIV.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14: Ngành công nghệ vi sinh nào sau đây có thể bị thiệt hại do hoạt động kí sinh của thể thực khuẩn?

  • A. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.
  • B. Sản xuất thuốc kháng sinh.
  • C. Sản xuất mì chính.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Trong các bệnh được liệt kê sau đây, bệnh do virut gây ra là:

  • A. Viêm não Nhật bản.
  • B. Uốn ván.
  • C. Thương hàn.
  • D. Dịch hạch.

Câu 16: Bệnh truyền nhiễm bệnh:

  • A. Lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
  • B. Do vi khuẩn và Virut gây ra.
  • C. Do vi nấm và động vật nguyên sinh gây ra.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Bệnh truyền nhiễm nào sau đây không lây truyền qua đường hô hấp?

  • A. Bệnh SARS.
  • B. Bệnh AIDS.
  • C. Bệnh lao.
  • D. Bệnh cúm.

Câu 18: Điều đúng khi nói về miễn dịch không đặc hiệu là:

  • A. Là loại miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.
  • B. Xuất hiện sau khi bệnh và tự khỏi.
  • C. Xuất hiện sau khi được tiêm vacxin vào cơ thể.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19: Nhóm miễn dịch sau đây thuộc loại miễn dịch đặc hiệu là:

  • A. Miễn dịch tế bào và miễn dịch không đặc hiệu.
  • B. Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
  • C. Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thể dịch.
  • D. Miễn dịch tế bào và miễn dịch bẩm sinh.

Câu 20: Một chất (A) có bản chất prôtêin khi xâm nhập vào cơ thể khác sẽ kích cơ thể tạo ra chất gây phản ứng đặc hiệu với nó. Chất (A) được gọi là:

  • A. Kháng thể.
  • B. Chất cảm ứng.
  • C. Kháng nguyên.
  • D. Chất kích thích.

Câu 21: Ở những tế bào có nhân chuẩn, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây?

  • A. Ti thể.
  • B. Không bào.
  • C. Bộ máy Gôngi.
  • D. Ribôxôm.

Câu 22: Cho một phương trình tổng quát sau đây: C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + năng lượng

Phương trình trên biểu thị quá trình phân giải hoàn toàn của 1 phân tử chất:

  • A. Disaccarit.
  • B. Prôtêin.
  • C. Glucôzơ.
  • D. Pôlisaccarit.

Câu 23: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân:

  • A. Glocôzơ axit piruvic + năng lượng
  • B. Glocôzơ CO2+ năng lượng
  • C. Glocôzơ Nước + năng lượng
  • D. Glocôzơ CO2+ nước

Câu 24: Quá trình đường phân xảy ra ở:

  • A. Trên màng của tế bào.
  • B. Trong tế bào chất.
  • C. Trong tất cả các bào quan khác nhau.
  • D. Trong nhân của tế bào.

Câu 25: Trong tế bào, các axít piruvic được ôxi hoá để tạo thành chất (A). Chất (A) sau đó đi vào chu trình Crep. Chất (A) là:

  • A. Axit lactic
  • B. Axit axêtic
  • C. Axêtyl-CoA
  • D. Glucôzơ.

Câu 26: Trong hoạt động hô hấp tế bào, nước được tạo ra từ giai đoạn nào sau đây?

  • A. Đường phân.
  • B. Chu trình Crep.
  • C. Chuyển điện tử.
  • D. Cả A và B đúng.

Câu 27: Ngoài cây xanh dạng sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp?

  • A. Vi khuẩn lưu huỳnh.
  • B. Vi khuẩn chứa diệp lục và tảo.
  • C. Nấm.
  • D. Động vật.

Câu 28: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:

  • A. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.
  • B. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
  • C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
  • D. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2.

Câu 29: Pha sáng của quang hợp diễn ra ở:

  • A. Trong các túi dẹp (tilacôit) của các hạt grana.
  • B. Trong các nền lục lạp.
  • C. Ở màng ngoài của lục lạp.
  • D. Ở màng trong của lục lạp.

Câu 30: Hoạt động sau đây không xảy ra trong pha sáng của quang hợp là:

  • A. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng.
  • B. Nước được phân li và giải phóng điện tử.
  • C. Cacbon hidrat được tạo ra.
  • D. Hình thành ATP.

Câu 31: Trong quang hợp, ôxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây?

  • A. Hấp thụ ánh sáng của diệp lục.
  • B. Quang phân li nước.
  • C. Các phản ứng ôxi hoá khử.
  • D. Truyền điện tử.

Câu 32: Nguồn năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ:

  • A. Ánh sáng mặt trời.
  • B. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp.
  • C. ATP và NADPH từ pha sáng đưa sang.
  • D. Tất cả các nguồn năng lượng trên.

Câu 33: Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào gọi là:

  • A. Quá trình phân bào.
  • B. Chu kỳ tế bào.
  • C. Phát triển tế bào.
  • D. Phân chia tế bào.

Câu 34: Thứ tự lần lượt trước sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là:

  • A. G2, G2, S
  • B. S, G2, G1
  • C. S, G1, G2
  • D. G1, S, G2

Câu 35: Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân?

  • A. Tế bào chất phân chia trước rồi đến nhân phân chia.
  • B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất.
  • C. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc.
  • D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không.

Câu 36: Các tế bào con tạo ra trong nguyên nhân có số lượng nhiễm sắc thể như thế nào so với tế bào ban đầu?

  • A. Giảm một nửa.
  • B. Bằng nhau.
  • C. Tăng gấp đôi.
  • D. Tăng gấp bốn.

Câu 37: Nhờ quá trình nào mà cơ thể đa bào lớn lên?

  • A. Thụ tinh.
  • B. Nguyên phân.
  • C. Giảm phân.
  • D. Cả 3 quá trình trên.

Câu 38: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

  • A. Tế bào sinh dưỡng.
  • B. Tế bào sinh dục chín.
  • C. Giao tử.
  • D. Tế bào xôma.

Câu 39: Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân nếu so với số tế bào mẹ thì:

  • A. Bằng nhau
  • B. Bằng 2 lần
  • C. Bằng 4 lần
  • D. Giảm một nửa

Câu 40: Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.
Xem đáp án
  • 14 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021