Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 5)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề kiểm tra Sinh học 10 học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp là:

  • A. Ôxi, nước và năng lượng.
  • B. Nước, đường và năng lượng.
  • C. Nước, khí cacbônic và đường.
  • D. Khí cacbônic, nước và năng lượng.

Câu 2: Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là:

  • A. ATP
  • B. NADH
  • C. ADP
  • D. FADH2

Câu 3: Năng lượng giải phóng khi tế bào tiến hành đường phân 1 phân tử glucôzơ là :

  • A. Hai phân tử ADP.
  • B. Một phân tử ADP.
  • C. Hai phân tử ATP.
  • D. Một phân tử ATP.

Câu 4: Quá trình ôxi hoá tiếp tục axit piruvic xảy ra ở:

  • A. Màng ngoài của ti thể.
  • B. Trong chất nền của ti thể.
  • C. Trong bộ máy Gôn gi.
  • D. Trong các ribôxôm.

Câu 5: Trong chu trình Crep, mỗi phân tử axeetyl-CoA được oxi hoá hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2?

  • A. 4 phân tử.
  • B. 2 phân tử.
  • C. 3 phân tử.
  • D. 1 phân tử.

Câu 6: Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua sử dụng năng lượng của ánh sáng được gọi là:

  • A. Hoá tổng hợp.
  • B. Hoá phân li.
  • C. Quang tổng hợp.
  • D. Quang phân li.

Câu 7: Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp?

  • A. Khí ôxi và đường.
  • B. Đường và nước.
  • C. Đường và khí cabônic.
  • D. Khí cabônic và nước.

Câu 8: Phát biểu sau đây đúng khi nói về cơ chế của quang hợp là:

  • A. Pha sáng diễn ra trước, pha tối sau.
  • B. Pha tối xảy ra trước, pha sáng sau.
  • C. Pha sáng và pha tối diễn ra đồng thời.
  • D. Chỉ có pha sáng, không có pha tối.

Câu 9: Pha tối quang hợp xảy ra ở:

  • A. Trong chất nền của lục lạp.
  • B. Trong các hạt grana.
  • C. Ở màng của các túi tilacôit .
  • D. Ở trên các lớp màng của lục lạp.

Câu 10: Hoạt động sau đây xảy ra trong pha tối của quang hợp là :

  • A. Giải phóng O2.
  • B. Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbonhidrat.
  • C. Giải phóng điện tử từ quang phân li nước.
  • D. Tổng hợp nhiều phân tử ATP.

Câu 11: Chu trình nào sau đây thể hiện cơ chế các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp?

  • A. Chu trình Canvin.
  • B. Chu trình Crep.
  • C. Chu trình Cnôp.
  • D. Tất cả các chu trình trên.

Câu 12: Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là:

  • A. Cabonhidrat được tạo ra trong pha sáng của quang hợp.
  • B. Khí ôxi được giải phóng từ pha tối của quang hợp.
  • C. ATP và NADPH không được tạo ra từ pha sáng.
  • D. Cả A, B, C đều có nội dung sai.

Câu 13: Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm:

  • A. 1 pha.
  • B. 2 pha.
  • C. 3 pha.
  • D. 4 pha.

Câu 14: Quá trình phân chia nhân trong một chu kì nguyên phân bao gồm:

  • A. Một kỳ.
  • B. Hai kỳ.
  • C. Ba kỳ.
  • D. Bốn kỳ.

Câu 15: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?

  • A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa.
  • B. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối.
  • C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
  • D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối.

Câu 16: Số lượng tế bào con sinh ra từ 1 tế bào mẹ sau 1 lần nguyên phân là bao nhiêu?

  • A. 1 tế bào.
  • B. 2 tế bào.
  • C. 3 tế bào.
  • D. 4 tế bào.

Câu 17: Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là:

  • A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
  • B. Có một lần phân bào.
  • C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô ma.
  • D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể bằng 1 nửa so với tế bào mẹ.

Câu 18: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là:

  • A. 5
  • B. 10
  • C. 15
  • D. 20

Câu 19: Nhờ những quá trình nào mà bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ?

  • A. Giảm phân.
  • B. Thụ tinh.
  • C. Nguyên phân.
  • D. Cả 3 quá trình.

Câu 20: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là:

  • A. Quang dị dưỡng
  • B. Hoá dị dưỡng
  • C. Quang tự dưỡng
  • D. Hoá tự dưỡng

Câu 21: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách:

  • A. Phân đôi
  • B. Nẩy chồi
  • C. Tiếp hợp
  • D. Hữu tính

Câu 22: Hình thức sinh sản có thể tìm thấy ở nấm men là:

  • A. Tiếp hợp và bằng bào tử vô tính.
  • B. Phân đôi và nẩy chồi.
  • C. Tiếp hợp và bằng bào tử hữu tính.
  • D. Bằng tiếp hợp và phân đôi.

Câu 23: Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc?

  • A. Các chất phênol.
  • B. Chất kháng sinh.
  • C. Formanđêhit.
  • D. Rượu.

Câu 24: Vi sinh vật sau đây trong hoạt động sống tiết ra axit làm giảm độ PH của môi trường là:

  • A. Xạ khuẩn
  • B. Vi khuẩn lam
  • C. Vi khuẩn lactic
  • D. Vi khuẩn lưu huỳnh

Câu 25: Nhóm vi sinh vật sau đây có nhu cầu độ ẩm cao trong môi trường sống so với các nhóm vi sinh vật còn lại là:

  • A. Vi khuẩn
  • B. Nấm men
  • C. Xạ khuẩn
  • D. Nấm mốc

Câu 26: Điều sau nào sau đây đúng khi nói về virút?

  • A. Là dạng sống đơn giản nhất.
  • B. Dạng sống không có cấu tạo tế bào.
  • C. Chỉ cấu tạo từ hai thành phần cơ bản prôtêin và axit nuclêic.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 27: Cấu tạo nào sau đây đúng với virut?

  • A. Tế bào có màng, tế bào chất, chưa có nhân.
  • B. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân sơ.
  • C. Tế bào có màng, tế bào chất, có nhân chuẩn.
  • D. Có vỏ capsit chứa bộ gen bên trong.

Câu 28: Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành các dạng nào sau đây?

  • A. Dạng que, dạng xoắn.
  • B. Dạng cầu, dạng khối đa diện, dạng que.
  • C. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng que.
  • D. Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng phối hợp.

Câu 29: Giai đoạn nào sau đây xảy ra sự liên kết giữa các thụ thể của virut với thụ thể của tế bào chủ?

  • A. Giai đoạn xâm nhập.
  • B. Giai đoạn sinh tổng hợp.
  • C. Giai đoạn hấp phụ.
  • D. Giai đoạn phóng thích.

Câu 30: Virut nào sau đây gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người?

  • A. Thể thực khuẩn.
  • B. H5N1.
  • C. HIV.
  • D. Virut của E.coli.

Câu 31: Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công gây các bệnh khác, được gọi là:

  • A. Vi sinh vật cộng sinh
  • B. Vi sinh vật hoại sinh
  • C. Vi sinh vật cơ hội
  • D. Vi sinh vật tiềm tan

Câu 32: Quá trình phát triển của bệnh AIDS có mấy giai đoạn?

  • A. 5.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 33: Biện pháp nào sau đây góp phần phòng tránh việc lây truyền HIV/AIDS?

  • A. Thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh y tế.
  • B. Không tiêm chích ma tuý.
  • C. Có lối sống lành mạnh.
  • D. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 34: Bệnh nào sau đây không phải do Virut gây ra?

  • A. Bại liệt.
  • B. Viêm gan B.
  • C. Lang ben.
  • D. Quai bị.

Câu 35: Sinh vật nào sau đây là vật trung gian làm lan truyền bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất?

  • A. Virut.
  • B. Vi khuẩn.
  • C. Động vật nguyên sinh.
  • D. Côn trùng.

Câu 36: Bệnh truyền nhiễm sau đây lây truyền qua đường tình dục là:

  • A. Bệnh giang mai.
  • B. Bệnh lậu.
  • C. Bệnh viêm gan B.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 37: Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh được gọi là:

  • A. Kháng thể
  • B. Miễn dịch
  • C. Kháng nguyên
  • D. Đề kháng

Câu 38: Yếu tố nào sau đây không phải của miễn dịch không đặc hiệu?

  • A. Các yếu tố đề kháng tự nhiên của da và niêm mạc.
  • B. Các dịch tiết của cơ thể như nước bọt, nước mặt, dịch vị.
  • C. Huyết thanh chứa kháng thể tiêm điều trị bênh cho cơ thể.
  • D. Các đại thực bào, bạch cầu trung tính của cơ thể.

Câu 39: Hoạt động nào sau đây thuộc loại miễn dịch thể dịch?

  • A. Thực bào.
  • B. Sản xuất ra bạch cầu.
  • C. Sản xuất ra kháng thể.
  • D. Tất cả các hoạt động trên.

Câu 40: Chất gây phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên được gọi là:

  • A. Độc tố
  • B. Kháng thể
  • C. Chất cảm ứng
  • D. Hoocmon
Xem đáp án
  • 12 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021