Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 6)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề kiểm tra Sinh học 10 học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 6). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào đính vào mấy phía của NST kép tại tâm động?

  • A. 4 phía.
  • B. 2 phía.
  • C. 1 phía.
  • D. 3 phía.

Câu 2: Giảm phân tạo ra được 4 tế bào con với số lượng NST giảm đi một nửa vì:

  • A. Gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần.
  • B. Gồm 1 lần phân bào và NST nhân đôi 1 lần.
  • C. Gồm 1 lần phân bào nhưng NST nhân đôi 2 lần.
  • D. Gồm 2 lần phân bào liên tiếp và NST nhân đôi 2 lần.

Câu 3: Một trong những đặc điểm của pha tiềm phát là:

  • A. Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng.
  • B. Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần.
  • C. Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
  • D. Số lượng tế bào tăng lên rất nhanh.

Câu 4: Ở ruồi dấm 2n = 8. Số NST ở kì đầu nguyên phân là:

  • A. 16 đơn.
  • B. 4 kép.
  • C. 8 đơn.
  • D. 8 kép.

Câu 5: Trong nuôi cấy không liên tục, pha nào trong sự sinh trưởng của vi khuẩn có số lượng tế bào trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian?

  • A. Pha tiềm phát.
  • B. Pha luỹ thừa.
  • C. Pha suy vong.
  • D. Pha cân bằng.

Câu 6: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được số lượng vi sinh vật tối đa nên dừng lại ở pha nào?

  • A. Pha cân bằng.
  • B. Pha suy vong.
  • C. Pha tiềm phát.
  • D. Pha lũy thừa.

Câu 7: Trong pha tối, CO2 được biến đổi thành Cacbohidrat là nhờ:

  • A. ATP, FADH2.
  • B. ATP, NADH.
  • C. ATP, NADPH từ pha sáng.
  • D. Năng lượng ánh sáng.

Câu 8. Do đâu nguyên phân lại tạo được 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ?

  • A. Do NST nhân đôi, sau đó phân chia đồng đều.
  • B. Do tế bào chỉ phân chia 1 lần.
  • C. Do NST phân li về 2 cực của tế bào.
  • D. Do tế bào chất phân chia đồng đều.

Câu 9: Môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa gọi là môi trường:

  • A. Bán tổng hợp.
  • B. Nuôi cấy không liên tục.
  • C. Tự nhiên.
  • D. Nuôi cấy liên tục.

Câu 10: Một quần thể vi khuẩn ban đầu có 103 tế bào, biết thời gian của một thế hệ là 20 phút. Hãy tính số lượng tế bào của quần thể sau thời gian 1 giờ ?

  • A. 3200.
  • B. 16000.
  • C. 1600.
  • D. 8000.

Câu 11: Không thể nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống vi khuẩn vì:

  • A. Kích thước của virut vô cùng nhỏ bé.
  • B. Virut chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc.
  • C. Hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic.
  • D. Không có hình dạng đặc thù.

Câu 12: Một trong những điểm khác biệt của virut với các sinh vật có cấu tạo tế bào là:

  • A. Có lối sống đa dạng.
  • B. Có khả năng sinh sản độc lập.
  • C. Không có hình dạng đặc thù.
  • D. Không có hệ thống trao đổi chất và sinh năng lượng.

Câu 13: Để phân thành 4 kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật, người ta dựa vào những tiêu chí cơ bản nào?

  • A. Hình thức sinh sản của vi sinh vật.
  • B. Môi trường sống của vi sinh vật.
  • C. Nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon.
  • D. Nhu cầu về nguồn ôxi.

Câu 14: Nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu của vi sinh vật quang dị dưỡng là:

  • A. Chất vô cơ và CO2.
  • B. Ánh sáng và chất vô cơ.
  • C. Ánh sáng và chất hữu cơ.
  • D. Ánh sáng và CO2.

Câu 15: Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là:

  • A. Đều xảy ra ở cơ quan sinh sản.
  • B. Đều tạo ra 2 tế bào con giống tế bào mẹ.
  • C. Đều trải qua 2 lần phân bào.
  • D. Đều chỉ có 1 lần NST nhân đôi.

Câu 16: Gọi là virut trần vì:

  • A. Không có vỏ ngoài.
  • B. Có vỏ lipit và capsit.
  • C. Chỉ có vỏ lipit.
  • D. Không có vỏ capsit.

Câu 17: Nuôi cấy liên tục khác nuôi cấy không liên tục ở chỗ:

  • A. Nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát và pha cân bằng.
  • B. Nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát và pha suy vong.
  • C. Nuôi cấy liên tục không có pha cân bằng.
  • D. Nuôi cấy liên tục không có pha lũy thừa.

Câu 18: Giữ được thực phẩm tương đối lâu trong tủ lạnh vì:

  • A. Nhiệt độ thấp có tác dụng diệt khuẩn.
  • B. Nhiệt độ thấp làm thức ăn đông lại, vi khuẩn không phân hủy được.
  • C. Trong tủ lạnh vi sinh vật mất nước nên không hoạt động được.
  • D. Nhiệt độ thấp ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.

Câu 19: Nhiệt độ ảnh hưởng đến:

  • A. Sự hình thành ATP.
  • B. Tính thấm qua màng.
  • C. Tốc độ các phản ứng sinh hóa.
  • D. Hoạt tính enzim.

Câu 20: Độ pH ảnh hưởng đến:

  • A. Sự hình thành bào tử sinh sản.
  • B. Tính thấm qua màng.
  • C. Quá trình thủy phân các chất.
  • D. Tốc độ các phản ứng sinh hóa.

Câu 21: Nếu nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn cacbon là CO2 thì vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng là:

  • A. Quang dị dưỡng.
  • B. Quang tự dưỡng.
  • C. Hóa tự dưỡng.
  • D. Hóa dị dưỡng.

Câu 22: Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu?

  • A. Chất nền ti thể.
  • B. Tế bào chất.
  • C. Màng tilacoit.
  • D. Chất nền lục lạp.

Câu 23: Quá trình giảm phân xảy ra ở

  • A. Tế bào sinh dục chín.
  • B. Tế bào sinh dưỡng.
  • C. Tất cả các tế bào trong cơ thể.
  • D. Tế bào sinh dục non.

Câu 24: Khi chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều sẽ dẫn đến xảy ra pha nào?

  • A. Pha cân bằng.
  • B. Pha suy vong.
  • C. Pha tiềm phát.
  • D. Pha luỹ thừa.

Câu 25: Chọn câu trả lời đúng khi nói về virut.

  • A. Là cơ thể đơn bào.
  • B. Là cơ thể sống.
  • C. Không có khả năng sinh sản độc lập.
  • D. Là thể vô sinh.

Câu 26: Hệ gen của mỗi virut là:

  • A. ADN hoặc ARN
  • B. ADN và ARN
  • C. Chỉ có ADN
  • D. Chỉ có ARN

Câu 27: Áp suất thẩm thấu ảnh hưởng tới:

  • A. Quá trình thủy phân các chất.
  • B. Quá trình co nguyên sinh.
  • C. Chuyển động hướng sáng.
  • D. Tốc độ các phản ứng sinh hóa.

Câu 28: Số lượng NST sau khi kết thúc giảm phân I ở mỗi tế bào con như thế nào so với tế bào mẹ?

  • A. NST đơn giữ nguyên.
  • B. NST kép giữ nguyên.
  • C. NST kép giảm 1 nửa.
  • D. NST đơn giảm 1 nửa.

Câu 29: Ở kì giữa 1 của giảm phân I, NST kép co xoắn cực đại, tập trung thành mấy hàng?

  • A. 1 hàng.
  • B. 2 hàng.
  • C. 4 hàng.
  • D. 3 hàng.

Câu 30: Sắc tố quang hợp gồm những loại nào?

  • A. Chlorophyl (diệp lục), carotênoit, phicôbilin.
  • B. Chlorophyl (diệp lục), phicôbilin.
  • C. Chlorophyl (diệp lục), carotênoit .
  • D. Carotênoit, phicôbilin.

Câu 31: Môi trường mà các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng gọi là:

  • A. Môi trường dùng chất tự nhiên.
  • B. Môi trường tự nhiên.
  • C. Môi trường tổng hợp.
  • D. Môi trường bán tổng hợp.

Câu 32: Các loại cồn được sử dụng để làm gì?

  • A. Thanh trùng trong y tế.
  • B. Thanh trùng nước máy.
  • C. Dùng trong công nghiệp thực phẩm.
  • D. Diệt bào tử đang nảy mầm.

Câu 33: Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất ở pha nào?

  • A. Pha tiềm phát.
  • B. Pha lũy thừa.
  • C. Pha suy vong.
  • D. Pha cân bằng.

Câu 34: Thanh trùng nước máy, bể bơi người ta thường dùng chất nào?

  • A. Clo.
  • B. Cồn.
  • C. Các hợp chất phênol.
  • D. Chất kháng sinh.

Câu 35: Ở kì trung gian, vì sao NST nhân đôi nhưng vẫn dính nhau ở tâm động?

  • A. Để liên kết 2 nhiễm sắc tử.
  • B. Để tạo NST kép.
  • C. Để khi phân li không bị rối.
  • D. Để giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền.

Câu 36: Trong chu kì tế bào, ở kì trung gian, ADN và NST nhân đôi ở:

  • A. Nguyên phân.
  • B. Pha G1.
  • C. Pha G2.
  • D. Pha S.

Câu 37: Thành phần cơ bản cấu tạo nên tất cả các virut là:

  • A. Prôtêin và lipit.
  • B. Axit nuclêic và lipit.
  • C. Prôtêin và axit nuclêic.
  • D. Axitamin và axit nuclêic.

Câu 38: Virut có lối sống nào sau đây?

  • A. Hoại sinh.
  • B. Hợp tác.
  • C. Cộng sinh.
  • D. Kí sinh.

Câu 39: Hiện tượng bắt đôi và trao đổi đoạn của các NST kép xảy ra ở kì nào trong giảm phân 1?

  • A. Kì sau 1.
  • B. Kì cuối 1.
  • C. Kì đầu 1.
  • D. Kì giữa 1.

Câu 40: Môi trường nước rau quả khi muối chua là môi trường gì?

  • A. Tổng hợp.
  • B. Bán tổng hợp.
  • C. Tự nhiên.
  • D. Bán tự nhiên
Xem đáp án
  • 10 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021