Trắc nghiệm sinh học 10 chương 2: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 10 chương 2: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nấm men rượu sinh sản bằng:
- A. bào tử trần
- B. bào tử hữu tính
- C. bào tử vô tính
- D. nảy chồi
Câu 2: Nội bào tử có thể giúp vi khuẩn tồn tại ở trạng thái tiềm sinh vì
- A. Bào tử có vỏ dày, không chứa canxidipicolinat
- B. Bào tử có vỏ dày, chứa canxidipicolinat
- C. Bào tử có vỏ mỏng, chứa canxidipicolinat
- D. Bào tử có vỏ mỏng nên dễ dàng chuyển khỏi trạng thái tiềm sinh khi nội bào tử gặp điều kiện thuận lợi trở lại
Câu 3: Hình thức sinh sản nào sau đây thuộc về nấm sợi?
- A. Sinh sản bằng bào tử vô tính
- B. Sinh sản bằng bào tử hữu tính
- C. Sinh sản bằng hình thức phân đôi
- D. Sinh sản bằng bào tử vô tính và hữu tính
Câu 4: Khi nói về tác dụng của thuốc penicillin đối với vi khuẩn Gram dương, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Thuốc penicillin phá vỡ thành tế bào vi khuẩn Gram dương nên làm tế bào trương vỡ trong môi trường nhược trương
- B. Thuốc penicillin ức chế sự hình thành tế bào vi khuẩn Gram dương nên vi khuẩn không thế nhân lên
- C. Thuốc penicillin làm protein của tế bào vi khuẩn Gram dương bị biến tính từ đó giết chết vi khuẩn
- D. Thuốc penicillin làm ADN của tế bào vi khuẩn Gram dương bị biến tính không thực hiện được chức năng từ đó giết chết vi khuẩn
Câu 5: Trong sinh sản của vi sinh vật nhân sơ, sự hình thành vách ngăn diễn ra trong hình thức sinh sản nào sau đây?
- A. Bào tử và nảy chồi
- B. Phân đôi
- C. Nảy chồi và phân đôi
- D. Bào tử
Câu 6: Ở trong tủ lạnh, thực phẩm giữ được khá lâu là vì:
- A. vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp
- B. nhiệt độ thấp làm biến đổi thức ăn, vi khuẩn không thể phân hủy được
- C. khi ở trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được
- D. ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn bị ức chế
Câu 7: Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt. Muối sẽ ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật. Điều nào sau đây là đúng?
- A. Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật
- B. Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật
- C. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, do đó, vi sinh vật không phân chia được
- D. Cả A, B và C
Câu 8: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là
- A. Chất ức chế sinh trưởng
- B. Nhân tố sinh trưởng
- C. Chất dinh dưỡng
- D. Chất hoạt hóa enzim
Câu 9: Khi tiêm kháng sinh cho bò sữa, sau đó dùng sữa bò để làm sữa chua thì không thể lên men sữa chua được vì:
- A. Khi đó sữa bò mất hết chất dinh dưỡng
- B. Khi đó sữa bò có môi trường kiềm tính ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic
- C. Trong sữa bò còn tồn đọng kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic
- D. Khi đó trong sữa bò còn nhiều vi sinh vật gây bệnh chưa bị tiêu diệt nên cạnh tranh với vi khuẩn lactic
Câu 10: Nội bào tử của vi khuẩn có đặc điểm nào sau đây?
- A. Không có vỏ, nhiều lớp màng, hợp chất canxi dipicolinat
- B. Có vỏ, nhiều lớp màng, hợp chất canxi dipicolinat
- C. Có nhiều lớp màng, không có vỏ, có canxi dipicolinat
- D. Có nhiều lớp màng, không có vỏ và canxi dipicolinat
Câu 11: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?
- A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật
- B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
- C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được
- D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng
Câu 12: Nội bào tử có thể giúp vi khuẩn tồn tại ở trạng thái tiềm sinh vì
- A. Bào tử có vỏ dày, không chứa canxidipicolinat
- B. Bào tử có vỏ dày, chứa canxidipicolinat
- C. Bào tử có vỏ mỏng, chứa canxidipicolinat
- D. Bào tử có vỏ mỏng nên dễ dàng chuyển khỏi trạng thái tiềm sinh khi nội bào tử gặp điều kiện thuận lợi trở lại
Câu 13: Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo… là các nguyên tố có vai trò quan trọng trong quá trình
- A. Hóa thẩm thấu, phân giải protein
- B. Hoạt hóa enzim, phân giải protein
- C. Hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim
- D. Phân giải protein hoặc tổng hợp protein
Câu 14: Cơ chế nào sau đây là tác động của chất kháng sinh?
- A. Diệt khuẩn có tính chọn lọc
- B. Oxi hóa các thành tế bào
- C. Gây biến tính các protein
- D. Bất hoạt các protein
Câu 15: Đường là một chất hóa học. Khi dùng đường để ngâm quả mơ làm nước giải khát, nồng độ đường ở 2 bên màng tế bào vi sinh vật có trong lọ mơ chênh lệch lớn khiến cho nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh làm cho tế bào vi sinh vật không phân chia được. Điều nào sau đây là đúng?
- A. Áp suất thẩm thấu thay đổi lớn đã ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật
- B. Yếu tố hóa học là chất đường đã kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật
- C. Ở đây, yếu tố vật lí đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật
- D. Cả A và C
Câu 16: Mezoxom trong quá trình sinh sản phân đôi của vi khuẩn có vai trò là
- A. Điểm tựa để ADN vòng đính vào khi thực hiện sự phân đôi tế bào
- B. Điểm tựa để ADN mạch thẳng đính vào khi thực hiện sự phân đôi
- C. Điểm tựa để ADN vòng đính vào khi thực hiện sự nhân đôi ADN
- D. Điểm tựa để các bào quan trong tế bào vi khuẩn đính vào
Câu 17: Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây?
- A. Axit
- B. Kiềm
- C. Trung tính
- D. Axit hoặc kiềm tùy vào nhiệt độ của môi trường
Câu 18: Vi sinh vật nhân sơ sinh sản
- A. Bằng cách phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử đốt...
- B. Bằng cách phân đôi, ngoại bào tử, bào tử kín...
- C. Bằng cách nảy chồi, bào tử đốt, bào tử hữu tính...
- D. Cả B và C
Câu 19: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?
- A. Protein, vitamin
- B. Axit amin, polisaccarit
- C. Lipit, chất khoáng
- D. Vitamin, axit amin
Câu 20: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành
- A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng
- B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng
- C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
- D. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
Câu 21: Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà không bị hỏng?
- A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp
- B. Vi sinh vật bị kìm hãm sinh trưởng khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp
- C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp
- D. Cả A, B và C
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 16: Hô hấp tế bào
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- Sinh học 10: Đề kiểm tra học kỳ 2 dạng trắc nghiệm (Đề 9)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 19: Giảm phân
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 10 chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
- Trắc nghiệm sinh học 10 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 5: Protein
- Trắc nghiệm sinh học 10 bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước