Trắc nghiệm sinh học 10 học kì I (P1)

  • 3 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thành phần hoá học của chất nhiễm sắc trong nhân tế bào là:

  • A. ADN và prôtêin
  • B. ARN và gluxit
  • C. Prôtêin và lipit
  • D. ADN và ARN

Câu 2: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại ?

  • A. Đường đơn
  • B. Đường đa
  • C. Đường đôi
  • D. Cácbonhidrat

Câu 3: Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là:

  • A. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.
  • B. loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới.
  • C. loài - chi- họ - bộ - lớp - ngành - giới.
  • D. loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới.

Câu 4: Các nguyên tố vi lư­ợng thư­ờng cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì:

  • A. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
  • B. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym.
  • C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
  • D. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh tr­ưởng nhất định.

Câu 5: Năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là :

  • A. Hoá năng
  • B. Nhiệt năng
  • C. Điện năng
  • D. Động năng

Câu 6: Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn ?

  • A. Màng sinh chất
  • B. Mạng lưới nội chất
  • C. Vỏ nhày
  • D. Lông roi

Câu 7: Giới nguyên sinh bao gồm

  • A. vi sinh vật, động vật nguyên sinh.
  • B. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh .
  • C. tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
  • D. tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.

Câu 8: Các nguyên tố hoá học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là :

  • A. Các hợp chất vô cơ
  • B. Các hợp chất hữu cơ
  • C. Các nguyên tố đại lượng
  • D. Các nguyên tố vi lượng

Câu 9: Trên màng lưới nội chất trơn có chúa nhiều loại chất nào sau đây :

  • A. Enzim
  • B. Hoocmon
  • C. Kháng thể
  • D. Pôlisaccarit

Câu 10: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là

  • A. Cacbon.
  • B. Hydro.
  • C. Oxy.
  • D. Nitơ

Câu 11: Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi

  • A. Nhóm amin của các axit amin
  • B. Nhóm R của các axit amin
  • C. Liên kết peptit
  • D. Thành phần, số lượng và trật tự axitamin trong phân tử prôtêin

Câu 12: Đặc điểm của phân tử prôtêin bậc 1 là :

  • A. Chuỗi pôlipeptit ở dạng không xoắn cuộn.
  • B. Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn đặc trưng.
  • C. Chuỗi pôlipeptit ở dạng cuộn tạo dạng hình cầu.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Giới khởi sinh gồm:

  • A. virut và vi khuẩn lam.
  • B. nấm và vi khuẩn.
  • C. vi khuẩn và vi khuẩn lam.
  • D. tảo và vi khuẩn lam.

Câu 14: Loại đường nào sau đây không cùng nhóm với những chất còn lại?

  • A. Pentôzơ
  • B. Glucôzơ
  • C. Mantôzơ
  • D. Fructôzơ

Câu 15: Sự thẩm thấu là :

  • A. Sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng.
  • B. Sự khuyếch tán của các phân tửu đường qua màng.
  • C. Sự di chuyển của các ion qua màng.
  • D. Sự khuyếch tán của các phân tử nước qua màng.

Câu 16: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

  • A. nhiệt dung riêng cao.
  • B. lực gắn kết.
  • C. nhiệt bay hơi cao.
  • D. tính phân cực.

Câu 17: Các thành phần cấu tạo của mỗi Nuclêotit là :

  • A. Đường, axit và Prôtêin
  • B. Đường, bazơ nitơ và axit
  • C. Axit, Prôtêin và lipit
  • D. Lipit, đường và Prôtêin

Câu 18: Người ta chia làm 2 loại vi khuẩn, vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương dựa vào yếu tố sau đây ?

  • A. Cấu trúc của phân tử ADN trong nhân.
  • B. Cấu trúc của plasmit.
  • C. Số lượng nhiễm sắc thể trong nhân hay vùng nhân.
  • D. Cấu trúc và thành phần hoá học của thành tế bào.

Câu 19: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với động vật không xương sống là

  • A. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương ngoài.
  • B. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương trong.
  • C. có bộ xương trong và bộ xương ngoài.
  • D. có bộ xương trong và cột sống.

Câu 20: Ngoài bazơ nitric có trong phân tử còn lại của phân tử ATP là :

  • A. 3 phân tử đường ribô và 1 nhóm phôtphat
  • B. 1 phân tử đường ribô và 3 nhóm phôtphat
  • C. 3 phân tử đường đêôxiribô và 1 nhóm phôtphat
  • D. 1 phân tử đường đêôxiribô và 3nhóm phôtphat

Câu 21: Sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ hoạt động của ti thể là chất nào sau đây ?

  • A. Pôlisaccarit
  • B. axit nuclêic
  • C. Các chất dự trữ
  • D. năng lượng dự trữ

Câu 22: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:

  • A. có khả năng thích nghi với môi trường.
  • B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
  • C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.
  • D. phát triển và tiến hoá không ngừng.

Câu 23: Đơn phân của prôtêin là

  • A. glucôzơ.
  • B. axít amin.
  • C. nuclêôtit.
  • D. axít béo.

Câu 24: Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là :

  • A. Trong các ARN không có chứa bazơ nitơ loại timin.
  • B. Các loại ARN đều có chứa 4 loại đơn phaan A, T, G, X.
  • C. ARN vận chuyển là thành phần cấu tạo của ribôxôm.
  • D tARN là kí hiệu của phân tử ARN thông tin.

Câu 25: Cấu. trúc nào sau đây có chứa Prôtêin thực hiện chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể ?

  • A. Nhiễn sắc thể
  • B. Hêmôglôbin
  • C. Xương
  • D. Cơ

Câu 26: Nguyên tố Fe là thành phần của cấu trúc nào sau đây ?

  • A. Hê môglôbin trong hồng cầu của động vật.
  • B. Diệp lục tố trong lá cây.
  • C. Sắc tố mêlanin trong lớp da.
  • D. Săc tố của hoa, quả ở thực vật.

Câu 27: Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của Enzim, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó :

  • A. Enzim bắt đầu hoạt động
  • B. Enzim ngừng hoạt động
  • C. Enzim có hoạt tính cao nhất
  • D. Enzim có hoạt tính thấp nhất

Câu 28: Chức năng di truyền ở vi khuẩn được thực hiện bởi :

  • A. Màng sinh chất
  • B. Chất tế bào
  • C. Vùng nhân
  • D. Ribôxôm

Câu 29: Loại liên kết hoá học giữa axit béo và glixêrol trong phân tử Triglixêric

  • A. Liên kết hidrô
  • B. Liên kết este
  • C. Liên kết peptit
  • D. Liên kết hoá trị

Câu 30: Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì

  • A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
  • B. nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.
  • C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
  • D. nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào.

Câu 31: Nước có đặc tính nào sau đây ?

  • A. Dung môi hoà tan của nhiều chất.
  • B. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào.
  • C. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể.
  • D. Cả 3 vai trò nêu trên.

Câu 32: Chức năng của ARN thông tin là :

  • A. Qui định cấu trúc của phân tử prôtêin
  • B. Tổng hợp phân tử ADN
  • C. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm
  • D. Quy định cấu trúc đặc thù của ADN

Câu 33: Chất nhiễm sắc khi co xoắn lại sẽ hình hành cấu trúc nào sau đây ?

  • A. Phân tửADN
  • B. Nhiễm sắc thể
  • C. Phân tử prôtêin
  • D. Ribôxôm

Câu 34: Trong tự nhiên, prôtêin có cấu trúc mấy bậc khác nhau ?

  • A. Một bậc
  • B. Ba bậc
  • C. Hai bậc
  • D. Bốn bậc

Câu 35: Hợp chất nào sau đây có đơn vị cấu trúc là Glucôzơ

  • A. Mantôzơ
  • B. Lipit đơn giản
  • C.Phốtpholipit
  • D. Pentôzơ

Câu 36: Enzim Prôtêaza có tác dụng xúc tác quá trình nào sau đây ?

  • A. Phân giải lipit thành axit béo và glixêin
  • B. Phân giải đường đi saccarit thành mônôsaccarit
  • C. Phân giải đường lactôzơ
  • D. Phân giải prôtêin

Câu 37: Ngành thực vật có thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử là ngành

  • A. Rêu.
  • B. Quyết.
  • C. Hạt trần.
  • D. Hạt kín.

Câu 38: Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào ?

  • A. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống
  • B. Là đơn vị chức năng của tế bào sống
  • C. Được cấu tạo từ các mô
  • D. Được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử vào bào quan

Câu 39: Giữa các nuclêôtit trên 2 mạch của phân tử ADN có :

  • A. G liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô.
  • B. A liên kết với T bằng 3 liên kết hiđrô.
  • C. Các liên kết hidrô theo nguyên tắc bổ sung.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 40: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành phần hoá học chính của màng sinh chất ?

  • A. Một lớp photphorit và các phân tử prôtêin
  • B. Hai lớp photphorit và các phân tử prôtêin
  • C, Một lớp photphorit và không có prôtêin
  • D. Hai lớp photphorit và không có prôtêin
Xem đáp án
  • 34 lượt xem