So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (đã học ở lớp 7)
26 lượt xem
Câu 2: Trang 157 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1
So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (đã học ở lớp 7).
Bài làm:
Bài thơ Qua đèo Ngang
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”.
So sánh:
Giống nhau:
- Cả hai bài thơ đều thể hiện nỗi buồn của thi nhân.
- Đều được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú, đều tuân thủ khá chặt chẽ nguyên tắc của thơ Đường luật.
Khác nhau
- Ở bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: thể hiện nỗi buồn kín đáo “ta với ta”,. thuật dùng từ và diễn tả tài tình, đọc lên lòng ta có một cảm giác bâng khuâng, một nỗi buồn man mác. Nhà thơ đã sử dụng thành thạo các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh và cách chơi chữ đồng âm trong thơ. Ngôn ngữ trong bài thơ thể hiện sự trang trọng mực thước mang màu sắc cổ kính.
- Bài thơ Muốn làm thằng Cuội thể lộ nỗi niềm rõ ràng hơn:“Buồn lắm chị Hằng ơi”, “Chán nữa rồi”. Lời thơ giản dị, trong sáng, gần gũi với những lời nói thường ngày , không khuôn sáo và có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn. Tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trốn
- Đọc văn bản "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”
- Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội
- Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc
- Hãy xác định ba phần của văn bản này nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?
- Cảm nhận về nhân vật Xiu và Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
- Đọc các đoạn trích trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
- Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
- Soạn văn bài: Tôi đi học
- Soạn văn 8 bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?