Cảm nhận về nhân vật Xiu và Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
Câu 4: Cảm nhận về nhân vật Xiu và Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
Bài làm:
Giữa những nghèo khổ, thiếu thốn về vật chất, tình người đã thắp sáng lên những hi vọng và sưởi ấm trái tim con người. Các nhân vật Xiu và Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng đã để lại trong chúng ta một câu chuyện xúc động về tình bạn trong sáng và cao đẹp.
Truyện kể về nhân vật Xiu – một nữ họa sĩ nghèo, cô chuyển đến căn phòng trọ và gặp Giôn -xi đồng cảnh ngộ. Ở khu trọ, học còn gặp cụ Bơ-men sống ở phòng trọ tầng dưới. Họ đều là những người xa quê, xa người thân và bám trụ cuộc sống nơi thành phố, gắn bó với nghề vẽ. Có lẽ vì thế họ có sự đồng cảm và dễ dàng sẻ chia với nhau về cuộc sống. Và rồi biến cố xảy ra khi Giôn-xi bị bệnh sự phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, có những suy nghĩ bi quan về cuộc sống. Giôn-xi nhìn những chiếc lá thường xuân, cô như đã mặc định số phận của mình giống như những chiếc lá mỏng manh kia trước bão giông cuộc đời.
Tình người lấp lánh trên trang văn của nhà văn O.Hen-ri khi miêu tả về nhân vật Xiu. Một người bạn có trái tim nhân hậu, luôn quan tâm và lo lắng cho ạn mình. Khi nhìn những chiếc lá thường xuân cuối cùng đang rơi dần trước những khắc nghiệt của thời tiết, cô không giấu nổi những lo sợ của mình. Dù không phải chị em ruột thịt nhưng Xiu hết lòng yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho Giôn-xi khi cô bị bệnh nặng. Giây phút cô lặng nhìn cây thường xuân qua khung cửa sổ thể hiện những tâm tư nặng trịu trong lòng cô. Cô dường như bất lực trước sự hữu hạn của vạn vật và nhìn Giôn-xi chìm ngập trong nỗi tuyệt vọng. Vì thế, Xiu dù luôn tỏ ra mạnh mẽ nhưng cũng yếu đuối và lo sợ cho người em :”Em hãy nghĩ đến chị… chị sẽ làm gì đây?”. Phải là một tình bạn thân thiết, gắn bó và một trái tim yêu thương chân thành, Xiu mới yêu thương Giôn-xi như người em ruột thịt của mình như vậy. Lời động viên ấy cô muốn Giôn-xi hiểu được, với cô, Giôn-xi như một nửa cuộc đời của mình và cô không thể để người em gái buông bỏ sự sống dễ dàng như vậy.
Và rồi sau đêm mưa gió thứ hai, chiếc lá thường xuân như một phép màu kì diệu, vẫn bám chặt trên thân cây mỏng manh. Chiếc lá ấy như “thang thuốc” tuyệt vời, đã khiến Giôn-xi vui vẻ trở lại và tìm được niềm hi vọng sống. Nhà văn không dùng một từ ngữ nào để miêu tả tâm trạng Xiu khi sang ngày sau nữa, chiếc lá vẫn dũng cảm bám chặt trên cành, nhưng vẫn có thể hình dung nét mặt tươi tắn của cô. Hẳn Xiu rất mừng khi Giôn-xi muốn ăn cháo. Cùng với “chiếc lá cuối cùng” – kiệt tác của cụ Bơ -men và hững cử chỉ chăm sóc tận tình của Xiu đã giúp Giôn-xi vượt qua số phận. Truyện đã để lại trong chúng ta một ấn tượng khó quên về tình bạn chân thành, sâu sắc, coi bạn hơn chính bản thân mình ở nhân vật Xiu.
Nhân vật trung tâm của câu chuyện là Giôn-xi – cô gái phải đương đầu với bệnh tật và nghèo túng. Có lẽ bởi đứng trước quá nhiều thử thách khi tuổi còn trẻ đã khiến cô rơi vào sự bi quan, chán nản và tuyệt vọng. Trước tình cảnh ấy, cô phó mặc số phận mình như sợi dây thường xuân ngoài cửa sổ. Cô tin rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng biến mất thì cô cũng sẽ ra đi. Người đọc như cảm nhận được sự cô đơn trong tâm hồn cô gái yếu đuối ấy. Và rồi nhờ tình yêu thương của những người bạn xung quanh, cô đã hồi sinh trong tâm hồn. Chiếc lá thường xuân cuối cùng kiên cường bám trụ khiến cô tin và khao khát, mông muốn được sống. Sự chăm sóc, lo lắng của Xiu đã được đền đáp. Cô vui vẻ muốn được soi gương, được ngắm nhìn Xiu nấu nướng và ước muốn được vẽ vịnh Na-plo. Cô như bừng tỉnh những khao khát và ước mơ trong cuộc đời mình. Phải chăng đó cũng chính là mong muốn của cụ Bơ-men khi quyết định hi sinh thân mình để cứu sống Giôn-xi.
Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, cách sắp xếp khéo léo các chi tiết và kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, O-Hen.ri đã tạo nên câu chuyện đầy cảm động về tình người trong cuộc sống. Những người lao động dù nghèo khổ về vật chất nhưng luôn ấm áp và tràn đầy lòng yêu thương trong tâm hồn.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- Đọc diễn cảm đoạn thơ. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này. Thể thơ song thất lục bát (mà em đã quen qua các đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm học ở lớp 7) đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó như thế nào?
- Suy nghĩ của em về cách kết thúc của câu chuyện? Tại sao lão Hạc phải chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó
- Vẫn qua các sự việc ấy, chứng minh nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu
- Để giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công. Hãy chọn một trong 3 ý để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn đó
- Soạn văn bài: Bài toán dân số
- Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?
- Chép các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp (cho trong ngoặc đơn) điền vào chỗ trống /.../ để làm phương tiện liên kết đoạn văn
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thông tin về ngày trái đất năm 2000
- Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây: y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, sơ mi.
- Nội dung chính bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Viết đoạn văn cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ Nguyên Hồng