Cho chủ đề: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” (Vũ Ngọc Phan). Hãy viết một số đoạn văn ngắn với chủ đề này và cho biết em đã sử dụng phương tiện liên kết đoạn như thế nào?

  • 1 Đánh giá

Câu 3 (Trang 53 SGK) Cho chủ đề: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” (Vũ Ngọc Phan). Hãy viết một số đoạn văn ngắn với chủ đề này và cho biết em đã sử dụng phương tiện liên kết đoạn như thế nào?

Bài làm:

Bài viết tham khảo

Chị Dậu cũng như bao người dân trong ngôi làng Đông Xá nhỏ bé luôn nơm nớp lo sợ mỗi mùa nộp sưu thuế đến. Những người nông dân quanh năm làm việc quần quật cũng không đủ ăn, họ sợ những thế lực cầm quyền trong xã hội. Nhân vật cai lệ đã được Ngô Tất Tố khắc hoạ một cách rõ nét, sống động hệt như một con thú ác thực sự, đang sống. Làm sao những người dân lành có thể sống yên ổn được dưới roi song, tay thước, dây thừng của hạng người đểu cáng này.

Chị Dậu đã khẩn thiết van nài: “Cháu van ông,…, ông tha cho!” Nhưng tên cai lệ cũng không rủ chút lòng thương, lại còn đấm vào ngực chị Dậu mấy đấm.

Đến đây, bao căm phẫn trong con người bé nhỏ, khum núm lâu nay, mới thấy bắt đầu những dấu hiệu phản kháng: Chị xưng tôi, gọi cai lệ là ông. “Không thể chịu được” nữa, chị Dậu đã đứng lên, với vị thế của kẻ ngang hàng, trực diện với kẻ thù.

Chưa dừng lại ở đó, kịch tính đã hết mức căng thẳng khi tên cai lệ tát “đánh bốp” vào mặt chị Dậu. Thế là thực sự bắt đầu một giai đoạn mới của sự phản kháng…”

Như vậy, “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” đã thể hiện sự phản kháng, thức tỉnh của người nông dân bấy lâu bị chèn ép, bóc lột. Qua đó, ta thấu hiểu hơn về cuộc sống của những người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

  • Phương tiện liên kết: mối quan hệ tăng tiến (đến đây, chưa dừng lại ở đó).
  • 219 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021