Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?
Câu 3: (Trang 100 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người nghệ sĩ?
Bài làm:
Nguyên nhân khiến hai cây phong giữ vị trí trung tâm và gây xúc động cho người kể vì những lí do sau:
- Hai cây phong gắn với bao kỉ niệm thời thơ ấu của tuổi học trò
- Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí rất đặc biệt: đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng, mỗi lần về quê, từ xa tôi đều đưa mắt nhìn cây phong thân thuộc đầu tiên
- Cây phong có dáng sinh động khác thường: giống như một cặp sinh đôi, thân cây to lớn khổng lồ, lại ngả nghiêng đung đưa mời chào chúng tôi đến.
Trong mạch kể xen lẫn tả hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động giống như hai con người vì:
- Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu, hai cây phong mang tâm hồn con người, tiếng nói của con người.
- Người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: "rì rào", "thì thầm", "im bặt", "thở dài", "reo vù vù", "tim đập rộn ràng", "vẻ thảng thốt", "vui sướng", "xào xạc"... Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên "sinh động khác thường".
Như vậy, hai cây phong không chỉ là cảnh vật mà nó đã hóa thân như những người bạn thân thiết, gắn bó với ngôi làng, chứng kiến sự lớn lên của lũ trẻ.
Xem thêm bài viết khác
- Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên
- Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích gì?
- Soạn văn bài: Chiếc lá cuối cùng
- Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn sau đây và thay vào đó các dấu câu thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết)
- Bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào để nêu bật lên tác hại của việc hút thuốc lá?
- Đặt câu với các tình thái từ “mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy” Đặt câu với các tình thái từ cho trước
- Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ
- Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của cô bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện? Liệt kê những hình ảnh tương phản được nhà văn sử dụng nhằm khắc hoạ nỗi khổ cực của cô bé
- Nêu tác hại của việc gia tăng dân số bằng một đoạn văn, trong đó có sử dụng câu cảm thán, phép nối
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ. Hãy chỉ rõ các từ đó và nêu công dụng Ngữ văn 8
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình. Chỉ ra các từ tượng hình đó.
- Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép, giải thích công dụng của các loại dấu này trong đoạn văn đó