Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa? Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm những gì?
Câu 1: (Trang 62 - SGK Ngữ văn 8) Để tóm tắt truyện Lão Hạc của Nam Cao, một bạn nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng sau đây. Hãy theo dõi để thực hiện các yéu cầu bên dưới.
a. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”.
b. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
c. Lão mang tiền dành dụm được gửi óng giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.
d. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
e. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
g. Cuộc sống mỏi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.
h. Lão bỗng nhiên chết cái chết thật dữ dội.
i. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
k. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và Ông giáo.
Yêu cầu :
- Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa? Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm những gì?
- Hãy sắp xếp các sự viộc đã nêu ở trên theo một trật tự hợp lí.
- Sau khi sắp xếp hợp lí, hãy viết tóm tất truyện Lào Hạc bằng một vàn bản ngắn gọn (khoảng 10 dòng).
Bài làm:
- Bảng liệt kê đã nêu được những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc, song sắp xếp trình tự các ý chưa thật hợp lí.
- Sắp xếp lại trình tự các ý:
- a. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng.
- g. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.
- d. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lại phải bán con chó.
- d. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ trông coi mảnh vườn.
- c. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó.
- h. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội.
- i. Cả làng cũng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
- Tóm tắt tác phẩm Lão Hạc:
Lão Hạc có một hoàn cảnh khó khăn, vợ mất sớm, con trai lão vì nghèo không cưới được vợ đã bỏ đi phu đồn điền cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn, sống cô độc, chỉ có một con chó làm bạn. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi “cậu Vàng”. Sau một trận ốm dai dẳng, lão ko còn sức đi làm thuê nữa. Ko còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Câu ghép (tiếp theo)
- Nội dung chính bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản
- Soạn văn bài: Nói quá
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
- Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thê giới đã nêu trong phần Đọc thêm, hãy tính từ năm 2000 đến tháng 9/2003 xem số người trên thế giới đă tăng bao nhiêu và gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của Việt Nam hiện nay
- Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của cô bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện? Liệt kê những hình ảnh tương phản được nhà văn sử dụng nhằm khắc hoạ nỗi khổ cực của cô bé
- Vì sao tác giả lại giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?
- Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện xúc cảm của tác giả.
- Soạn văn bài: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)
- Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới
- Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong đoạn trích Hai cây phong
- Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?