Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của cô bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện? Liệt kê những hình ảnh tương phản được nhà văn sử dụng nhằm khắc hoạ nỗi khổ cực của cô bé
Câu 2: (Trang 68 - SGK Ngữ văn 8) Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của cô bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện ? Liệt kê những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc hoạ nỗi khổ cực của cô bé.
Bài làm:
- Gia cảnh của cô bé bán diêm.
- Gia đình mới sa sút (bà chết, gia sản tiêu tan, dời chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước…)
- Cô bé ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt và những lời mắng nhiếc, chửi rủa của cha.
- Cảnh bán diêm của cô bé.
- Thời gian: đêm giao thừa mọi người ở trong nhà quây quần đoàn tụ.
- Không gian: ở trong mọi nhà đều rực sáng ánh đèn và sực nức mùi ngỗng quay, ngoài đường trời rét mướt cô bé bán diêm đầu trần chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối, đôi tay cứng đờ.
- Tình cảnh: em không thể về nhà vì chưa bán được bao diêm nào và chưa có ai bố thí cho em xu nào đem về nên nhất định cha em sẽ đánh em. Em ngồi co ro trong góc tường tối tăm, gió rét căm căm
- Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé :
- Quá khứ - hiện tại (yên vui, sum họp – sa sút, chia lìa).
- Phố sá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.
- Mộng ảo huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt.
==> Giữa hoàn cảnh đáng thương trong đêm giao thừa nhưng cô bé vẫn mơ về một Nô-en được trang hoàng rực rỡ, có người thân bên cạnh. Điều đó càng làm sáng lên ước mơ trẻ thơ trong tâm hồn ngây thơ của em.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy tưởng tượng mình là người chứng kiến cảnh bé Hồng gặp lại mẹ. Hãy kể lại cuộc gặp đầy xúc động đó Ngữ văn 8
- Soạn văn bài: Lão Hạc
- Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau đây: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập loè, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào
- Từ hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong truyện “Đánh nhau với cối xay gió”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Nội dung chính bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ sau: lưới, nơm, câu, vó
- Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ những cảm xúc gì?
- Soạn văn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Lập ý và dàn ý cho đề bài: "Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam".
- Ôn lại những kiến thức đã học về thể thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.
- Nội dung chính bài Hai cây phong
- Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào?