Cảm nhận nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
Câu 3: Cảm nhận nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
Bài làm:
Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người và hướng tới hạnh phúc của con người. Nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng đã để lại trong tâm trí người đọc ấn tượng về người nghệ sĩ tài năng và giàu lòng yêu thương con người.
Người họa sĩ già chỉ xuất hiện thoáng qua trong trang viết với vài nét phác họa: sống ở tầng dưới, cả đời cụ chỉ mơ ước vẽ được một kiệt tác, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác… Những hình ảnh tuy ít ỏi ấy hiện lên trong tâm trí người đọc về một người họa sĩ nghèo khó nhưng yêu nghề tha thiết. Cụ luôn muốn cống hiến sức mình cho nghệ thuật dù cả đời làm nghệ thuật cụ vẫn phải đi ở thuê. Cụ coi hai cô gái không khác gì những người ruột thịt, những người thân yêu nhất trong những năm tháng tuổi già cô quạnh. Đó là những người có thể đồng cảm với nghề vẽ đã gắ bó với cụ trong hơn 40 năm cầm bút. Giây phút cụ nghe được câu chuyện về Giôn-xi, cụ chỉ ngồi lặng im trước cửa sổ nhìn ra cây thường xuân. Và rồi hành động của cụ đã khiến chúng ta phải ngỡ ngàng. Giữa đêm mưa giông gió, cụ đã âm thầm, cặm cụi vẽ chiếc lá thường xuân. Một mình cụ với ngọn đèn bão, bảng màu và chiếc thang, cụ đã hoàn thành tác phẩm cuối cùng của đời họa sĩ. Cụ đã không quản ngại gian khó, quên đi điều kiện thời tiết khắc nghiệt vì muốn cứu sống cô gái trước hoàn cảnh bệnh tật.
Không những vậy, bức tranh còn thể hiện tài năng và tâm huyết của cụ Bơ-men.Bức tranh ấy được vẽ nên nền tường trong đêm tối mưa gió bằng cả trái tim và tình yêu thương của người nghệ sĩ. Chiếc lá được hai nữ họa sĩ miêu tả rất thật “Tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”. Và vì rất thật, nên Giôn-xi đã tin rằng chiếc lá ấy có sức sống mãnh liệt, nó đã trải qua giông bão vẫn bám tựa vào thân cây. Sức sống của chiếc lá đã truyền cho cô nghị lực sống mạnh mẽ, giúp cô bừng tỉnh khỏi những u mê và bi quan về số phận của mình.Cô đã vượt qua bệnh tật và vượt lên chính mình. Nhưng cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi sau đêm đông đó. Tác phẩm ấy dù không phải là kiệt tác, mang lại số tiền lớn cho cụ nhưng nó đã cứu được sự sống của một con người.
Chiếc lá là minh chứng cho tài năng, tâm huyết và lòng yêu thương con người sâu sắc của người nghệ sĩ chân chính. Sự ra đi của cụ Bơ-men thật đáng xúc động, để lại cho chúng ta những suy ngẫm về tình người ấm áp trong cuộc sống.
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn văn 10 dòng thuyết minh về cái phích có sử dụng 1 dấu ngoặc kép 1 dấu hai chấm 1 dấu ngoặc đơn
- Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách
- Soạn văn bài: Hai cây phong
- Đọc văn bản thuyết minh “Ngã ba Đồng lộc” và trả lời câu hỏi thuyết minh đòi hỏi kiến thức nào? Văn bản này sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
- Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số, trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghía của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh hoạ)
- Soạn văn bài: Muốn làm thằng Cuội
- Một bạn dự định viết một số ý sau trong bài văn chứng minh luận điểm: “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc”. Hãy trao đổi theo nhóm xem ý nào sẽ làm cho bài viết lạc đề
- Soạn văn bài: Lão Hạc
- Soạn văn bài: Bài toán dân số
- Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?
- Đóng vai những que diêm để kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm