Nội dung chính bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Trong văn tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Sự kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Miêu tả là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh... như nó vốn có trong cuộc sống để người đọc (người nghe) như được nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
- Biểu cảm là biểu lộ cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, thái độ... trước một đối tượng nhất định (cảnh vật, con người, những vấn đề trong cuộc sống, những hình tượng nghệ thuật).
- Trong văn tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm:
- Miêu tả trong văn bản tự sự là yếu tố phụ, là phương tiện giúp cho câu chuyện diễn ra sinh động, miêu tả không phải là mục đích chính của văn bản tự sự.
- Biểu cảm trong văn tự sự cũng là yếu tố phụ, không phải mục đích chính, tuy nhiên nó là phương tiện giúp cho văn bản tự sự có được chiều sâu của cảm xúc.
2. Ví dụ minh họa:
Cô bé bán diêm - An-đéc-xen
- Thật là dễ chịu! (yếu tố biểu cảm). Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên (yếu tố tả). Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao! (yếu tố kể và biểu cảm)”.
Xem thêm bài viết khác
- Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác
- Nội dung chính bài Tôi đi học
- hi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả để bắt một con chó hàng xóm, nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật... đáng buồn". Ý nghĩa của nhân vật “tôi” như thế nào?
- Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm. là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ
- Nội dung chính bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích
- Nội dung chính bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật và sự miêu tả của tác giả?
- Soạn văn bài: Câu ghép
- Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện xúc cảm của tác giả.
- Nội dung chính bài: Tình thái từ
- Nội dung chính bài: Ôn luyện về dấu câu