Nội dung chính bài: Nói quá
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Nói quá". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Nói quá và tác dụng của nó
Nói quá là cách nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. ... Nói quá chỉ phóng đại sự việc ở mức độ lớn hơn nhưng vẫn đúng với thực tế còn nói khoác lác là nói sai hoàn toàn với sự thật, sự việc
Ví dụ:
- Nếu có niềm tin vào bản thân thì lấp biển vá trời bạn vẫn làm được.
- Thúy Kiều có vẻ đẹp nghiên nước nghiêng thành.
Tác dụng của nói quá:
- Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm và thu hút, gây thích thú cho người đọc, người nghe. Nó có tác dụng tích cực để mô tả sự việc, sự vật hay hiện tượng có thật.
- Tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh, tình huống và đối tượng mà chúng ta nên sử dụng biện pháp nói quá thích hợp để tránh gây hiểu lầm không mong muốn.
Nói khoác và nói quá khác nhau ở:
- Nói quá: có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm và sự việc được nói là có thật
- Nói khoác: Nhằm làm cho người nghe tin vào những điều không có thật, đây là những hành động có tác động tiêu cực.
Xem thêm bài viết khác
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế của câu thành một câu đơn không? Vì sao?
- Viết đoạn văn cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ Nguyên Hồng
- Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về cô bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm
- Viết đoạn văn kêu gọi mọi người chống lại ôn dịch, thuốc lá
- Nội dung chính bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng
- Soạn văn bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Chứng minh truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, qua trích đoạn này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu ghép, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm.
- Nội dung chính bài Hai chữ nước nhà
- Em hiểu thế nào về ý nghĩa của cặp câu 5 6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt?
- Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc trường từ vựng gia đình