Nội dung chính bài: Trợ từ, thán từ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Trợ từ, thán từ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Trợ từ là những từ chuyển di kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc dược nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, chính, ngay...
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
- Thán từ gồm hai loại chính:
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,...
- Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,...
B. Nội dung chính cụ thể
1. Trợ từ
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc được nói đến. Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành. Một số trợ từ hay gặp là: những, chính , đích , ngay…
VD: Vì mải chơi nên bài kiểm tra kì này của tôi được có 4 điểm.
Trợ từ “có” này có tác dụng nhấn mạnh bạn chỉ được 4 điểm, là một điểm số thấp trong kì thi.
Mục đích chính của trợ từ: có vai trò làm tăng tính biểu thị, nhấn mạnh về sự vật, sự việc trong câu văn.
Ví dụ về trợ từ:
- Nam ăn những hai cây kem. (Chỉ số lượng)
- Nó ôn bài rất kĩ. (Chỉ mức độ)
- Nó đang đi chơi. (Sự tiếp diễn)
2. Thán từ
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Một số thán từ thường gặp là: vâng, dạ, này, ơi, ừ (gọi đáp), a, á, ôi, ô hay, trời ơi, than ôi (biểu lộ cảm xúc).
Ví dụ: Trời ơi! Mình được 10 điểm lận.
Thán từ “trời ơi” nhằm mục đích thể hiện sự bất ngờ, vui mừng, không thể ngờ bài kiểm tra lại đạt cao điểm thế.
Mục đích chính của thán từ là dùng để bộc lộ cảm xúc, biểu cảm một cách ngắn gọn và xúc tích.
Ví dụ về thán từ:
- Ồ! Thật là tuyệt vời! (Ngạc nhiên)
- Hay quá! LẠi ghi thÊm bàn thắng rồi. (Phấn khích)
Xem thêm bài viết khác
- Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?
- Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày ý gì và sắp xếp chúng ra sao? Bài 2 trang 27 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1
- Nội dung chính bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Soạn văn bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Soạn văn bài: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng
- Đóng vai những que diêm để kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm
- Soạn văn bài: Cô bé bán diêm
- Soạn văn bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Soạn văn bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng
- Soạn văn bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài toán dân số