Soạn văn bài: Đánh nhau với cối xay gió
Đánh nhau với cối xay gió là sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan- chô Pan-xa. Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý. Xan- chô Pan-xa có những mặt tốt xong bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
- Xéc-van-tét (1547-1616) không chỉ là nhà văn nổi tiếng của đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp mà còn là một nhà văn nổi tiếng thế giới.
- Ông là một người có tài năng và trí tuệ với trái tim tràn ngập yêu thương, nhân đạo, ông đã mang hết tâm huyết của mình hiến dâng để lại cho đời những kiệt tác bất hủ. Trong đó có cuốn tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê, ông viết cuốn tiểu thuyết này khi thời đại của lối sống hiệp sĩ đã qua rồi. Trong xã hội lúc bấy giờ vẫn còn không ít người nuối tiếc một quá khứ đó và cố tìm kiếm cho mình những hồi ức bằng những ảo vọng, những lí tưởng phù du, xa rời thực tế. Họ say mê đọc những cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp và rồi họ hành động theo những nhân vật trong tiểu thuyết ấy. Xác-van-tét đã nhận thấy rõ căn bệnh xã hội và đã viết cuốn tiểu thuyết gửi gắm trong đó những thông điệp, tư tưởng, triết lý của chính mình trước hiện tượng đó.
2. Tác phẩm
- Tóm tắt tác phẩm: Đôn Ki-hô-tê mong muốn trở thành hiệp sĩ nên đã cùng Xan-chô Pan-xa đi phiêu lưu khắp nơi, trừ gian diệt ác. Trên đường đi thực hiện những ý định viển vông, hai thầy trò phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê tưởng tượng đó là những tên khổng lồ, và quyết giao chiến. Đôn –ki –hô -tê lăm lăm ngọn giáo, cầu xin tình nương trợ giúp, một mình một ngựa xông vào chiếc cối xay gió gần nhất, phóng giáo đâm vào cánh quạt. Vừa lúc gió nổi lên, cánh quạt hất chàng hiệp sĩ ngã lộn xuống đất, ngọn giáo gẫy tan tành. Xan- cho chạy đến cứu chủ. Đôn–ki-hô -tê rất đau nhưng không hé răng kêu ca vì sách viết rằng không được phép rên la. Đôn ki-hô -tê giải thích lí do bại trận của mình là do pháp sư Phơ-re-xtôn thù nghịch gây ra nhưng vẫn tự tin mình sẽ chiến thắng. Hai thầy trò tiếp tục lên đường tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới.
- Nội dung: Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan- chô Pan-xa trong tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý. Xan- chô Pan-xa có những mặt tốt xong bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: (Trang 79 - SGK Ngữ văn 8) Xác định ba phần của đoạn truyện này theo trật tự diễn biến trước, trong và sau khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Liệt kê năm sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ.
Câu 2: (Trang 79 - SGK Ngữ văn 8) Qua năm sự việc ấy, phân tích những nét hay và dở trong tính cách của nhân vật Đôn Ki-hô-tê.
Câu 3: (Trang 79 - SGK Ngữ văn 8) Vẫn qua các sự việc ấy, chứng minh nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu.
Câu 4: (Trang 79 - SGK Ngữ văn 8) Đối chiếu Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa về các mặt: dáng vẻ bên ngoài, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ, hành động... để thấy rõ nhà văn đã xây dựng một cặp nhân vật tương phản
Phần mở rộng tham khảo
Câu 1: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Đôn-ki-hô-tê
Câu 2: Từ hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong truyện “Đánh nhau với cối xay gió”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Đánh nhau với cối xay gió
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Đánh nhau với cối xay gió "
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Trường từ vựng
- Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?
- Hãy xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó
- Soạn văn bài: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)
- Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?
- Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?
- Nội dung chính bài Hai cây phong
- Em hiểu thế nào về nhân vật “tôi” qua đoạn trích
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật lão Hạc
- Soạn văn bài: Tức nước vỡ bờ
- Nội dung chính bài Bài toán dân số
- Nêu tác hại của việc gia tăng dân số bằng một đoạn văn, trong đó có sử dụng câu cảm thán, phép nối