Nội dung chính bài: Ôn luyện về dấu câu

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Ôn luyện về dấu câu". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

Khi viết, cần tránh các lỗi sau đây về dấu câu:

  • Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
  • Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
  • Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
  • Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

1. Tổng kết về dấu câu.

Stt

Dấu câu

Công dụng

Ví dụ

1

Dấu chấm

Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài

Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt đựợc mục đích đặt ra.

2

Dấu chấm hỏi

Đặt ở cuối câu, biểu thị ý nghi vấn (có lúc đặt ở câu cầu khiến để biểu thị thái độ châm biếm).

Con đã làm bài tập chưa?

3

Dấu chấm than

Đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc, yêu cầu hay mệnh lệnh.

Thật tuyệt vời! Cú sút xa ấy đã bay thẳng vào khung thành.

4

Dấu phấy

Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói.

Để làm tốt một bài văn thuyết minh cần hiểu rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh để truyền đạt những tri thức ấy cho người đọc (nghe).

5

Dấu chấm phẩy

Đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp và đ ánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Văn học dân gian thể hiện tâm lý gắn bó sâu nặng với nơi chôn rau cắt rốn; tâm lý hướng về cội nguồn dân tộc; đề cao lối sống trách nhiệm với cộng đồng; đề cao lối sống trọng nghĩa, quý tài; tự hào về quê hương bản quán.

6

Dấu chấm lửng

Dùng ở giữa câu, cuối câu hay đầu câu để biểu thị mục đích của người viết như: tỏ ý chưa liệt kê hết, thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng, và biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…

Cơm, áo, vợ, con, gia đình...bó buộc y

7

Dấu gạch ngang

Đặt trước những lời đối thoại; đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu và đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số…

Ông hỏi:

– cháu tên gì ?

– dạ cháu tên hiền ạ ! – hiền trả lời

8

Dấu ngoặc đơn

Dùng để đánh dấu phần có chức năng: giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm

Ở đất mường giơn, ông không phải là người học lò chỉ chuyên được làm kỳ mục, tạo bản (trưởng thôn).

9

Dấu hai chấm

Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó và báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

Minh nghĩ:" nhất định kì thi này mình sẽ đạt điểm cao"

10

Dấu ngoặc kép

Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.

Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (Ngô Tất Tô)

2. Các lỗi thường gặp về dấu câu.

  • Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
  • Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
  • Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
  • Lẫn lộn công dụng của dấu câu.

Back to top

  • 5 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021