Từ bối cảnh xã hội trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố hãy cảm nhận về cuộc sống người nông dân trong xã hội cũ
Phần tham khảo, mở rộng
Câu 1: Từ bối cảnh xã hội trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố hãy cảm nhận về cuộc sống người nông dân trong xã hội cũ
Bài làm:
Dưới sự bóc lột tàn bạo của xã hội cũ, con người bị bần cùng hóa, bị dẫm đạp, bị chèn ép đến mức không thể cất tiếng than. Ngô Tất Tố đã tái hiện lại bối cảnh của cuộc sống người nống dân trong xã hội cũ qua bối cảnh của tác phẩm “Tắt đèn”. Nó như tiếng lòng người nống dân thoát ra từ trong đau khổ.
Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn xuôi Việt Nam. Ông có rất nhiều các tác phẩm hay, đặc sắc, trong đó tác phẩm nổi trội hơn cả, đó là tác phẩm “tắt đèn”. Tác phẩm như một lời tố cáo nặng nề đến giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa. Hình ảnh của chị Dậu cũng là hình ảnh của rất nhiều người nông dân Việt Nam dưới xã hội cũ. Đó là hình ảnh của người nông dân bị đánh đập dã man khi không có tiền nộp đủ sưu thuế, chúng đã bị đánh và bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần, trong hoàn cảnh xã hội như vậy cái đói khổ vẫn đang bao vây nhưng những người nông dân này lại luôn cố gắng phải kiếm từng miếng cơm manh áo cho cuộc sống của mình, cùng với những gánh nặng khác cũng đã ảnh hưởng đến những suy nghĩ và tình cảm của con người, những hình ảnh đó đã mang những đặc trưng tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam. Cái đói nghèo thật tàn ác khi nó bòn rút hết tinh thần và tiền của của nhân dân, cái đói đó làm cho người nông dân kiệt sức, họ lâm vào đường lợ lần vì sưu thuế cao, anh Dậu bị ốm nặng nhưng bọn chúng đến và bắt nộp sưu thuế đầy đủ, chi tiết chị Dậu xin bọn chúng đã để lại những day dứt trong lòng người đọc.
Khi chị Dậu xin bọn chúng còn bị bọn chúng đánh đập cho, chị bị bọn chúng tát vào mặt những hình ảnh đó đã mang giá trị tố cao sâu sắc những tên quan lại chỉ biết lo ăn chơi không lo nghĩ cho cuộc sống của người nông dân, khi anh Dậu chưa chết bọn chúng bắt nộp đầy đủ sưu thuế, những hình ảnh đó đã chứng tỏ rằng bọn chúng là những tên rất độc ác, chị Dậu xin khất và sẽ trả đủ nhưng bọn chúng không nghe, những hình ảnh đó đã mang những giá trị lớn cho chúng ta, khi chúng ta hiểu được nỗi khổ của những người nông dân đó và thấu hiểu đồng cảm với số phận của họ.
Những tên quan lại là những tên độc ác, còn những tên lính đi thu sưu thuế chỉ là những tên đầy tớ làm theo sự chỉ đạo của những tên quan kia, đó là một công cụ để nó thực hiện tội ác của mình, những hình ảnh khi anh Dậu bị đánh, chị Dậu cố van xin, và cả hành động chị Dậu quyết định bán con để có tiền lo trả sưu thuế cho bọn chúng đã thể hiện tình cảm của chị đối với người chồng của mình, sự đau đớn đó được chị quyết định ra nhưng đó chỉ là những điều mà chị đang cố gắng để cho anh Dậu không bị đánh, khi những hành động của bọn chúng quá đáng thì chị dậu mới không thể chịu được những cách cư xử của bọn chúng chị đã thể hiện được sức mạnh của mình khi bị bọn chúng bóc lột, những hình ảnh đó đã mang những điều thật lớn lao khi chị vừng lên đấu tranh với cái ác cái xấu hình ảnh đó đã thể hiện chị là một người biết đứng lên đấu tranh để bảo lệ công lý của những người nông dân nghèo khổ. Hình ảnh của chị Dậu cũng là tiếng nói nhắc nhở người nông dân biết đứng lên đem sức ta mà giải phóng cho ta. Ban đầu chị nhẹ nahfng van xin, chị xưng hô “ông” và “con” thể hiện thái độ nhún nhường để mong nhận được sự nhân nhượng, nhưng không, cai lệ không hề cho chị một sự chọn nào khác, đến bước đường cũng chị đành phải đứng lên để tự đấu tranh cho mình. “
“Rồi chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm tên cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, đến lượt tên người nhà lí trưởng thì chị xông vào giằng co đu đẩy”. Chị ức quá rồi, chị bán sống, bán chết, không sợ gì nữa, có nhẫn nhục thì cuối cùng cũng sẽ chết thôi. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa, mà thay vào đó giới hạn của sự chịu đựng đã làm chị trở nên mạnh mẽ, không còn một tên tay sai nào có thể đánh lại, chúng phải bỏ đi.Chị không bảo vệ gia đình của mình thì sẽ không một ai bảo vệ cả. Tất cả những hành động đều là bộc phát từ trái tim của chị chứ chưa được giác ngộ bởi cách mạng.Cảnh chị Dậu đánh hai tên đi đòi sưu và ném ra ngoài đã thể hiện sức mạnh người nông dân và như tiếng nói kêu gọi những người nông dân đang chịu cảnh bị bóc lột đứng lên đấu tranh cho mình.
Bối cảnh trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố chính là bối cảnh của cuộc sống người nông dân trong xã hội cũ, qua đó cũng như lên tiếng đánh thức người nông dân lấy sức mạnh quật cường của mình để bảo vệ cho chính mình.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản
- Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào?
- Nội dung chính bài: Tóm tắt văn bản tự sự
- Soạn văn bài: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)
- Nội dung chính bài Cô bé bán diêm
- Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1 và giải thích công dụng của chúng
- Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng “trường học” hoặc trường từ vựng “môn bóng đá”
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nói quá.
- Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Muốn làm thằng Cuội
- Soạn văn bài: Trợ từ, thán từ
- Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng